Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bánh tráng trộn là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích. Thay vì mua ở hàng quán ngoài đường, bạn có thể tự tay làm món này ở nhà để đãi bạn bè.

Nguyên liệu:
- 1 xấp bánh tráng Tây Ninh ủ mềm (4 người ăn).
- 2 trứng gà, 10 g mực xé sợi, 10 g khô bò (bạn có thể mua khô cá, gan bò... nếu thích).
- Rau răm, đậu phụng, mỡ hành, hành phi, tương ớt sa tế, 6 quả quất (tắc).
Cách chế biến:
banh-trang-1-1378265122.jpg
- Trứng gà luộc chín bóc vỏ. Hành lá thái nhỏ, phi thơm làm mỡ hành. Rau răm rửa sạch, thái nhỏ.
banh-trang-4-1378265122.jpg
- Bánh tráng ủ mềm, cắt thành từng phần nhỏ cho vào bát.
banh-trang-2-1378265122.jpg
- Tiếp đến cho các nguyên liệu như: khô bò, tương ớt sa tế, rau răm, hành phi, đậu phộng vào, vắt đều quất rồi trộn đều cho vừa ăn.
banh-trang-3-1378265122.jpg
- Sau cùng cho trứng gà bổ múi cau vào rồi thưởng thức. Bạn có thể cho thêm ớt nếu ăn cay.

Canh cua nấu khoai sọ rau rút là bát canh cực kì phổ biến trong những bữa cơm gia đình miền Bắc. Đang mùa rau rút ngon, bạn hãy cùng làm món này cho bữa tối mát mẻ của gia đình mình.

Nguyên liệu: (4 người)
- 400g sườn lợn
- 400g khoai sọ / khoai thơm / khoai môn
- 1 mớ rau rút
- 1 củ hành tím, thái nhỏ
- nước mắm, hạt nêm

Cách làm:
- Khoai gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn.
- Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp sườn với chút mắm và hành tím khoảng 30 phút cho ngấm.
Gợi ý 2 món canh ngon cơm cho bữa tối - 1
- Đặt nồi to lên bếp, cho sườn vào đảo đều, sườn vừa chín hết bên ngoài thì cho khoai vào đảo cùng khoảng 1-2 phút nữa, thêm nước cho ngập trên khoai một chút rồi đun nhỏ lửa để sườn và khoai cùng chín dừ.
- Rau rút nhặt sạch, rửa sạch, để ráo nước.
Gợi ý 2 món canh ngon cơm cho bữa tối - 2
- Khi khoai đã mềm, cho thêm nước vừa ăn, thêm hạt nêm. Đun sôi trở lại thì cho rau rút vào, nồi canh vừa sôi trở lại là được.

Với món dạ dày trộn cay này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được khẩu vị của các “thực khách” quen thuộc. Vì thế, thỉnh thoảng chị em hãy thử đổi khẩu vị cho cả nhà bằng các món ăn chế biến từ dạ dày nhé!

Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày lợn (dạ dày nên mua loại vừa phải, không quá to và có màu trắng hồng)
- Rau mùi tây
- Vừng rang chín
- Gia vị: Dầu ớt, nước tương, giấm và đường
Cách làm:
- Món dạ dày trộn cay có được ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn làm sạch, vì thế bạn cần phải thực hiện bước này kỹ càng, cẩn thận.
- Đầu tiên bạn lộn trái dạ dày, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy; sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ để dạ dày ra nhớt. Tiếp tục bóp muối nhiều lần rồi chần dạ dày với nước sôi, vớt ra rửa lại và chà xát với chanh cho dạ dày thật trắng. Cuối cùng bạn lộn dạ dày ngược lại và cạo bỏ lớp mỡ dính vào nó là được.
- Muốn dạ dày mềm ngon sau khi đã làm sạch, hãy lấy một ít gạo (ngâm qua nước) nhồi vào trong, rồi luộc khoảng nửa giờ cùng với gừng tươi thái lát và chút rượu nấu, vớt dạ dày ra, bỏ phần cơm bên trong đi, lúc này dạ dày sẽ rất mềm, có thể dùng ngay hoặc làm gỏi rất ngon.
- Cắt dạ dày thành từng miếng dài, nhỏ cỡ 0.5 – 0.7 cm tùy ý.
- Trộn đều 1 muỗng canh dầu ớt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm (hoặc nước cốt chanh) thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Trút dạ dày vào hỗn hợp này, trộn đều, để khoảng chừng 30 phút cho dạ dày thấm vị,
- Trước khi ăn, thêm rau mùi và vừng rang chín vào, trộn lại lần nữa rồi trút dạ dày ra đĩa.

Thành phẩm:Dạ dày lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh món luộc đơn giản nhưng đặc biệt ngon khi ăn kèm nước mắm chấm chua cay thì bạn có thể biến tấu thứ nguyên liệu quen thuộc thành vô số món ăn lạ miệng khác. Dạ dày trộn cay giòn thơm hương vừng rang, ăn sần sật với đủ vị chua, cay, mặn ngọt thấm đậm trong từng thớ dạ dày đem lại cảm giác cực kỳ thích thú.

Tôm sú tươi căng tràn vị biển, măng tây giòn ngọt thơm lừng mùi quế. Tất cả lại được hòa trộn với gia vị đặc trưng, mùi thơm dịu của ngò tây, chút beo béo, mằn mặn của phô mai sợi tan chảy, vị nồng nàn của bột quế hảo hạng...

Nguyên liệu: 200gr tôm sú, 200gr măng tây, 50gr phô mai sợi, 1 củ tỏi, 1 muỗng cà phê bột quế, 1 muỗng canh bơ, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 3 lá ngò tây, 2 trái cà chua, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 củ hành tím.

Món ăn nhiều màu sắc đẹp và chế biến nhanh gọn
Thực hiện:
- Măng tây rửa sạch, tước bỏ xơ để sau khi nấu măng không bị dai.
- Tôm sú bóc vỏ, bỏ đầu, chừa lại phần đuôi.
- Đun nóng 1/2 muỗng bơ trong chảo cho 1/2 phần tỏi và hành tím băm hoặc xay nhuyễn vào phi thơm. Trút tôm vào xào nhanh tay, nêm đường, nước mắm.
- Phi thơm tiếp phần bơ và hành tỏi còn lại. Cho măng tây vào đảo sơ, tiếp tục rắc bột quế vào.
- Cà chua thái hạt lựu, đổ chung vào măng đảo đều.
- Đổ măng vào chảo tôm, nêm lại cho vừa miệng.
- Bày măng tây và tôm ra đĩa sứ, rắc phô mai sợi, ngò tây thái nhuyễn lên mặt.
- Cho vào lò nướng khoảng 2 phút ở 1800C để phô mai chảy ra là được.
- Dùng nóng. Nếu thích, có thể chấm với muối tiêu chanh.

Thịt cá lóc thấm vị và thơm mùi tiêu, được bọc bên ngoài bởi lớp bột chiên gà giòn đậm đà vừa ăn. Rưới ít nước xốt gừng nữa là cả nhà có một món mặn ăn kèm cơm ngon tuyệt vời rồi!

Nguyên liệu:
Phi lê cá lóc: 300g; Gừng sợi: 20g; Ớt sợi: 1/2 trái; Hành băm (vắt lấy nước, giữ xác): 1M; Tỏi băm (vắt lấy nước, giữ xác): 1M; Nước dùng: 1/2 chén; Hành lá: 1 cọng; Dầu ăn, dầu hào, tương ớt, bột bắp, tiêu, đường; Nước tương; Bột ngọt; Bột Chiên Gà Giòn.
Cách làm:
- Phi lê cá lóc cắt miếng xéo dày 1cm, ướp với nước hành tỏi và 1/2m tiêu xay.
- Làm xốt: Đun nóng dầu, phi thơm hành tỏi băm và gừng cắt sợi. Thêm 2M nước tương, 1M tương ớt, 1M dầu hào, 1M đường, 1/2M bột ngọt. Thêm tiếp 1/2 chén nước dùng đã hòa 1M bột bắp. Nấu hỗn hợp sôi và sệt lại.
- Đun nóng dầu ăn, lần lượt tẩm cá với bột chiên gà giòn, chiên cá chín vàng giòn, vớt ra để ráo.
- Xếp rau ăn kèm ra đĩa, xếp phi lê cá chiên giòn lên trên, rưới hoặc chấm chung với xốt gừng. Trang trí ngò rí, ớt sợi. Dùng kèm cơm trắng.
Món ăn có mùi vị thơm ngon, chắc chắn sẽ rất đưa cơm
Mách nhỏ:
- Ướp cá với nước hành tỏi để khi chiên cá thơm mà không bị cháy.
- Phi thơm gừng xắt sợi để nước xốt có mùi gừng đặc trưng.

Món gỏi có vị chua nhẹ của xoài, vị đậm đà của tôm rim hòa quyện vào nhau đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Nguyên liệu:
- 1 quả xoài xanh hơi vàng.
- 100 g tôm khô rim sẵn.
- Rau răm, tương ớt, bánh đa nướng.
Cách chế biến:
- Làm tôm khô rim: 500 g tôm khô ngâm nở mềm trong khoảng 3 tiếng (bạn có thể làm nhiều để dành ăn từ từ). Tôm sau khi ngâm mềm, xả với nước lạnh nhiều lần rồi vớt ra để ráo nước.
- Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào sơ, tiếp đến cho 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 1 thìa canh bột nêm, 1 thìa cà phê màu hạt điều (nếu thích) rồi đảo thật điều. Tiếp đến cho khoảng 1/2 chén nước lọc vào, rim nhỏ lửa đến khi nước rút, tôm thấm gia vị và cứng lại là được.
goi-2-9378-1379588799.jpg
- Xoài gọt vỏ, bằm nhuyễn rồi thái sợi. Cho tôm khô rim, tương ớt, rau răm thái nhỏ vào trộn đều.
goi-1-9997-1379588800.jpg
- Cho gỏi xoài ra đĩa, rắc lên ít tôm cháy, hành phi. Ăn kèm là bánh đa nướng hoặc bánh phồng.

Mắm cà pháo chua ngọt ăn với cơm nóng, vừa ăn vừa hít hà, trái cà pháo "nổ" bốp bốp trong miệng và vị chua chua cay cay ngọt mặn.

Nguyên liệu

1 lb Cà pháo nhỏ
Muối
90 gr dấm táo
90 gr đường
90 gr nước mắm
150 gr nước lọc
Tỏi, ớt bằm nhuyễn
Vài tép tỏi
1 củ gừng
1 củ riềng
Hủ sạch, có nắp đậy và lưới (tre) để chặn

Các bước thực hiện

  1. 1
    - Cà Pháo đem về phơi nắng 1 ngày hoặc cả nhà có thể cho vào lò nướng, ko bật lò, nhưng mở cửa và bật đèn cho khoảng 1/2 ngày cho cà hơi héo 1 chút.
  2. 2
    - Cà Pháo sau khi phơi khô thì rửa sạch, cắt cuống nhưng đừng cắt sát, vẫn chừa lại chút xanh của cuống cà, đừng cắt phạm vào sâu sẽ làm cho cà dễ bị thâm đen và úng khi muối
  3. 3
    - Sau khi cắt cho cà vào nước với nhiều muối (độ mặn nhiều) ngâm cà 3 hours thì lấy ra ngâm lại lần nữa, ngâm khoảng 3 lần cho cà ra bớt chất độc.
    - Không cần vớt cà pháo ra nha vì khi vớt cà ra sớm cà dễ bị thâm đen lắm.
    - Bắt 1 nồi nước cho sôi, cho vào nồi 1 ít muối và 1 ít đường, nếm sao cho vị mặn mặn là được, ko cần quá mặn nha cả nhà.
  4. 4
    - Dùng 1 hủ sành, hoặc thủy tinh sạch, lớp dưới đáy 1 lớp muối, xếp cà vào hủ, lại tiếp 1 lớp muối, 1 lớp cà cho đến khi hết cà. Lớp trên cùng là lớp muối.
    - Chế nước muối đã đun sôi và vẫn còn hơi ấm vào hủ cà.
    - Cho vài tép tỏi vào hủ cà cho thơm
    - Dùng lưới tre chặn cho nước muối ngập hết cà, đậy kín.
    - Cà sẽ chua sau 2 - 3 ngày.
    - Cà pháo muối chua thành công khi cà vẫn còn giữ độ giòn và trắng.
  5. 5
    Nước sauce:
    - Cho 90 gr dấm táo, 90 gr đường, 90 gr nước mắm và 75 gr nước vào 1 cái nồi nhỏ, bắt lên bếp cho đến khi sôi nhẹ
    - 75 gr nước còn lại cho vào 1 chút bột năng khuấy cho tan đều bột
    - Chế từ từ nước bột năng vào nồi nước mắm trên bếp, để lửa thật nhỏ, khuấy thật nhanh tay cho 2 hỗn hợp hòa vào nhau và không bị vón cục..
    - Nêm nếm lại vừa đủ độ mặn chua ngọt và độ sệt vừa phải thì tắt bếp, để nguội
    - Cho tỏi và ớt bằm vào trộn đều tay
  6. 6
    - Cà pháo sau khi muối thì lấy ra cắt làm đôi hoặc để nguyên trái
    - Gừng và riềng cắt lát mỏng dài
    - Cho cà pháo, gừng và riềng vào 1 cái tô lớn, cho đầy sauce vào cà, trộn đều tay cho cà pháo thấm hoàn toàn vào sauce
    - Cho hỗn hợp cà với sauce vào hủ có nắp đậy, cất vào tủ lạnh sau 2 ngày có thể ăn được.
  7. 7
    * Nếu ko có thời gian làm sauce chua ngọt, cả nhà có thể mua chai sauce chua ngọt loại chấm chả giò của Thailand và làm y chang những bước trên nha

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bánh trung thu khoai lang tốt cho sức khỏe và ít ngán hơn bánh truyền thống. Có thể thay thế sữa đặc bằng đường ăn kiêng dành cho người không thích béo.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Nguyên liệu:
    -          500g khoai lang tím
    -          40ml kem tươi whipping cream
    -          70g sữa đặc có đường
    -          200g hạt sen tươi
    -          100g đường cát
    -          20g bột bánh dẻo
    -          70g dầu ăn
    Thực hiện:
    -          Khoai lang rửa sạch, đem luộc chín rồi bóc vỏ.
    -          Cho khoai vào cối giã cho mịn hoặc nghiền bằng máy xay.
    -          Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen, đem hấp chín rồi tán nhuyễn với đường.
    -          Xào hạt sen với dầu ăn và thêm chút bột bánh dẻo cho khô ráo. Để nguội rồi vo thành từng viên.
    -          Trộn khoai lang với kem tươi và sữa đặc rồi chia thành từng phần nhỏ. Tùy theo ý thích mà tăng giảm lượng khoai so với nhân.
    -          Dàn mỏng khoai ra rồi đặt phần nhân vào bọc kín lại. Cho vào khuôn bánh ép chặt (có quét chút dầu ăn để chống dính) rồi lấy ra thưởng thức.

Với cách rán bánh khéo léo, đảm bảo món bánh sẽ vàng đều và thơm ngon.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Nguyên liệu:
    Phần vỏ bánh:
    - 150g bột mỳ
    - 180ml sữa tươi
    - 4 quả trứng
    - 50g đường
    - 15ml dầu ăn
    - 5g bột nở - 15ml rượu trắng
    - 50ml nước
    - 5g muối 
  2. 2
    Phần nhân bánh:
    - 200 g khoai lang tím
    - 80g đường 
  3. 3
    Cách làm:
    Trộn nhân khoai: Khoai lang gọt sạch vỏ, ngâm cho bớt nhựa rồi cho vào nồi hấp chín.
    Cho khoai ra một bát lớn. Khi khoai còn nóng, bạn nghiền mịn bằng muỗng hoặc cho vào máy xay nhuyễn.

    Trộn khoai lang nghiền với 1 muỗng cà phê đường. Nếu bạn thấy khoai quá đặc hoặc quá khô thì cho thêm ít sữa vào. Lưu ý là cho từng chút một thôi để khoai không bị loãng quá nhé. 
  4. 4
    Làm hỗn hợp làm bánh:

    Trộn bột nở với bột mỳ rồi đem rây mịn.

    Sau đó trộn bột với 5g muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 quả trứng và sữa.

    Tiếp đó bạn cho lần lượt dầu ăn và rượu trắng, đảo đều cho đến khi hỗn hợp bột thật sánh mịn, có thể chảy thành dòng liên tục là được.
  5. 5
    Rán bánh
    Làm nóng chảo chống dính, rót vài giọt dầu ăn rồi lấy khăn giấy di quanh chảo cho dầu ăn chỉ còn bám lại 1 lớp rất mỏng. (Nếu cho nhiều dầu ăn quá thì khi rán bánh sẽ không được vàng đều). Khi chảo nóng thì bạn nhấc chảo ra, đặt chảo lên 1 khăn ướt đã chuẩn bị sẵn để làm nguội chảo. Sau đó, bạn vặn bếp về nấc nhỏ nhất, đặt chảo lên và dùng muỗng canh múc bột đổ vào chảo.
     
    Sau khi đổ bột, bạn tăng mức lửa lên một chút xíu.
     
    Rán bánh với lửa nhỏ – trung bình như vậy trong khoảng 3 – 4 phút, đến khi mặt bánh se lại và xuất hiện các lỗ nhỏ thì lật bánh.
     
    Rán tiếp khoảng 2 phút nữa là được.
     
    Khi làm những chiếc bánh tiếp theo, bạn cũng làm nguội chảo và vặn lửa nhỏ trước khi đổ bột nhé. Tuy nhiên từ lần thứ 2 thì bạn không cần cho dầu ăn nữa.
     
    Xếp các miếng bánh đã rán lên đĩa cho nguội. Bây giờ chỉ cần kẹp nhân khoai lang tím vào giữa là bạn đã có những chiếc bánh rán Doremon ngon tuyệt rồi đấy!
    Từng chiếc bánh rán Doremon trông thật hấp dẫn với lớp vỏ bánh vàng nâu, mềm xốp còn lớp nhân khoai lang bên trong rất bắt mắt thì mịn như kem.

    Đây thực sự là một món bánh rất đáng để làm và thưởng thức. Bởi không chỉ người lớn mà các bé trong nhà cũng sẽ rất thích. Bánh có thể được bọc kín và giữ trong tủ lạnh từ 2 -3 ngày mà vẫn ngon

 Hướng dẫn làm món xôi mặn nướng mía cực hấp dẫn và lạ miệng cho cả nhà thưởng thức

Nguyên liệu

Xôi nếp Bắc (xôi trắng)2chén
Lạp xưởng2cây
Thịt xá xíu50gr
Mía lau 4khúc
Tỏi bằm2muỗng canh
Mỡ hành1muỗng canh
Dầu ăn, nước tương, hạt nêm, tiêu
Vị ngọt từ mía làm tăng độ dẻo mịn và hương vị thơm ngon cho món xôi.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Mía rửa sạch, để ráo, lạng bớt thân lấy lõi có đường kính khoảng 5 cm.
    Lạp xưởng chiên sơ qua dầu. Lạp xưởng, xá xíu xắt lát rồi xắt nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho lạp xưởng, xá xíu vào, nêm ít hạt nêm, đảo sơ. Cho lạp xưởng, xá xíu vào tô, cho xôi vào, trộn đều.
  2. 2
    Bắt (viên) xôi thành nắm, bao quanh lõi mía, xếp xôi lên vỉ đã phết dầu, nướng vàng mặt.

    Cho ra đĩa, thoa mỡ hành lên. Dùng nóng.
     

    xôi mặn nướng mía
Nguyên liệu
350g thịt giò nạc giò heo, 150g kim chi, 3 tép tỏi, 1 quả ớt hiểm.
Gia vị: muối, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện
– Thịt giò heo cạo sạch lông, xát muối, rửa sạch, chặt khoanh dày 2cm.  Ướp với 1 m hạt nêm.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn cùng với ớt.
– Làm nóng 2 M dầu ăn, cho giò heo vào, rán vàng hai mặt.
– Vớt ra, ướp 2 M nước mắm, 1/2 m đường và 1/2 m muối.
– Thắng vàng 1 M dầu ăn với 1 m đường, cho tỏi và ớt băm vào xào thơm.
– Cho thịt giò heo vào kho trên lửa nhỏ, thêm 5 M nước sôi vào kho.
– Khi giò heo chín, cho kim chi vào kho thêm 5 phút, tắt bếp.
Mách bạn : Nếu thích vị cay, khi kho bạn cho thêm 1,5 thìa súp tương ớt để món giò lợn ăn hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu
100g cá viên đóng gói
2 quả mướp đắng (khổ qua)
1 bát nước dùng
3 thìa bột nêm
Hành lá, hạt tiêu

Thực hiện
Mướp đắng chọn loại mắt thưa, quả căng bóng sẽ ngon hơn. Rửa mướp đắng, thái khoanh dày vừa ăn, bỏ ruột. Hành lá thái nhuyễn, đun sôi nước dùng, nêm bột nêm vừa ăn. Cho mướp đắng vào nồi nước dùng nấu chín, cho tiếp cá viên vào, nấu khoảng 2 phút là được. Múc canh ra bát, rắc hành lá và tiêu lên mặt
Thưởng thức
Món canh này dùng nóng với cơm trắng, chấm kèm với nước mắm pha vài lát ớt rất ngon.
Nguyên liệu
35g tôm khô (loại nhỏ) - 150g bắp cải – 100g đậu bắp – 150g Rau muống – 150g bầu – 10g hành tím băm.
Gia vị: hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu, dầu ăn, muối.

Thực hiện
- Tôm ngâm mềm, rửa sạch. Bắp cải thái vuông. Đậu bỏ đầu, thái đôi. Rau muống ngắt khúc 6cm. Bầu gọt vỏ, thái hình bán nguyệt, dày 1cm.
– Phi hành tím với 1 M dầu ăn. Cho tôm khô vào xào, nêm 3 M nước sôi, 1 M nước mắm, 1,5 m đường, 1 m. Nấu trên lửa nhỏ, khi nước vừa sệt, rắc 1/2 m tiêu.
– Đun sôi 1 lít nước, nêm 1/2 m muối, 1/2 m hạt nêm. Cho đậu bắp, bầu, bắp cải vào luộc chín, vớt ra. Cho rau muống vào luộc.
Chấm rau với tôm kho quẹt.
Mách bạn:
Để rau luộc xanh ngọn, bạn cho rau vào khi nước đang sôi.
Rau chín, vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh.

Lần đầu tiên làm hộp chocolate và chocolate truffles, hồi nào giờ chỉ biết ăn chocolate chứ không nghĩ sẽ phải làm thành cái hộp như vầy hehe.

 Thiệt là không dễ, vì chocolate cầm trên tay là chảy mất rồi, huống chi là ráp lại thành cái hộp như vầy. 
Cái hộp thứ 2, đã có kinh nghiệm từ cái hộp lần trước, nên làm cũng đở hơn nhiều . Hộp này phải làm với ít nhất 2 loại chocolate,  mình dùng 3 loại luôn, dark, milk and white chocolate . Làm con cú mèo vì thích nó trong cái film hoạt hình the Legend of the Guardians: The Owls of Ga’Hoole. Làm mấy cái hộp có cạnh thì dễ hơn làm mấy hộp tròn. 
Muốn làm chocolate thì phải có high quality chocolate và tay phải lạnh , còn nếu tay không lạnh thì phải nhúng vào nước đá như mình, chứ ko là chocolate sẽ chảy và sẽ có dấu vân tay in trên hộp. 

Bánh trung thu handmade sẽ khiến cho Ngày Trung thu sẽ trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nguyên liệu
Tên nguyên liệu Số lượng Đơn vị
Bột mỳ ngọc lan 320 gr

Các bước thực hiện

  1. 1
                            IMG00959-20110830-1816
    * Nước đường cho bánh nướng: ( cái này làm trước 3 tháng rồi nhé – năm nay xong mùa trung thu sẽ làm luôn nước đường để năm sau cho bánh lên màu đẹp )
    Nguyên liu: 
    1kg đường trắng
    - 600 ml nước
    - 1 quả chanh xanh, vắt lấy nước cốt 
    - 2 tbs (30ml) mạch nha
    - 1 tsp (5ml) nước tro tàu hòa với 2 tsp (10ml) nước
    Cách làm:
    - Cho đường và nước vào nồi đun đến khi đường tan hết và nước đường sôi. Lúc này không quấy nữa, để lửa nhỏ, đun liu riu khoảng 25 phút. 
    - Cho nước cốt chanh và mạch nha vào, đun thêm 20 phút nữa thì rót từ từ hỗn hợp nước tro tàu vào. Tiếp tục nấu 5 phút nữa thì tắt bếp. để nguội hẳn rồi cho vào lọ, đậy kín. Nếu là lọ thủy tinh thì bạn nên cho vào túi nylon đen, buộc chặt rồi để vào chỗ sạch sẽ, khô ráo. 
    Nước đường này để càng lâu thì càng ngon. Vì thế hết mùa trung thu này bạn có thể làm nước đường và để dành cho mùa trung thu năm. Với lượng nước đường này bạn có thể làm được rất nhiều bánh nướng. 
  2. 2
    * Cách làm nhân bánh: (nhân đu xanh, nhân đu xanh lá da, nhân ht sen trà xanh, vv…) – cái này mua của các mẹ trên diễn đàn có đủ cả .
    - Nguyên tắc làm nhân là:
                        SAM_0675
                  nhân thập cẩm lúc làm xong trông cũng ngon lành 
                       IMG00947-20110825-1803
    + sử dụng các loại hạt hoặc củ có nhiều tinh bột như các loại đậu đỗ, hạt sen, khoai môn, khoai lang, vv… Nhân bánh có thể là nhân thuần túy là loại hạt đó, hoặc nhân pha trộn 2, 3 loại nguyên liệu như nhân đậu xanh lá dứa, nhân hạt sen trà xanh (nhân trà xanh chính là cách gọi tắt của nhân bánh làm từ hạt sen trộn bột trà xanh).
    + nếu cầu kì hơn bạn có thể trộn cả hạt dưa, hạt bí vào nhân ngọt nữa.
    + hạt cần được hấp chín tơi (vd: đậu xanh, khoai môn) hoặc ninh cho đến khi mềm (đậu đỏ, hạt sen), sau đó trộn với đường khi còn nóng ấm và đem xay nhuyễn đến thật mịn.
    + sau khi xay nhuyễn, cho dầu ăn vào chảo và bỏ nhân trộn đường đã xay vào xào đến khi nhân khô nhưng vẫn có độ kết dính với nhau. Thời gian khoảng 15-30 phút tùy vào loại nhân bạn làm.
    + sau khi tắt bếp, trộn vào hỗn hợp 2 tsp mạch nha.
    - Công thức tham khảo:
    + 500g hạt ( gồm: 100gram hạt dưa bóc vỏ, 100gram hạt sen , 100gram mứt bí cắt nhỏ, 100gram lạp sườn cắt nhỏ ướp đường, 50gram thịt mở khổ luộc chín, sắt nhỏ rồi ướp đường đem phơi nắng , 50gr vừng rang chín + lạc rang chín đập dập )
    + 100g đường
    + 80ml dầu ăn
    + 1000đ lá chanh
    + 1 thìa cafe nước hoa bưởi
     ( nếu nhân khô thì thêm rượu nếu ướt thì thêm bột nếp làm bánh dẻo – bột bánh dẻo là chất kết dính )
    -> nếu làm nhân đậu xanh lá dứa, xay thêm khoảng 100g lá dứa, vắt lấy nước, trộn vào đậu xanh đã xay nhuyễn rồi mới đem xào.
    -> nếu làm nhân trà xanh, trộn thêm khoảng 1 tsp – 1tbs bột trà xanh vào hạt sen đã xay nhuyễn.
  3. 3
    * Cách làm v bánh nướng:
                                            SAM_0620
    - Nguyên liu:
    + 300g bột mì thường
    + 40g dầu ăn
    + 1 tsp nước tro tàu
    + 200g nước đường ( nước đường theo công thức nầu ở trên)
     + 1/4 tsp banking soda
    - Cách làm:
    + Rây bột rồi dùng trước 200g bột mì cho vào tô, thêm dầu ăn, nước tro tàu và đường thắng + banking soda vào, trộn đều cho nhuyễn. ( nhìn chung là chia làm 3 phần, trộn 2 phần trước , 1 phần làm bột áo )
    + Cho nốt phần bột còn lại vào, trộn đều cho thật nhuyễn mịn.
    để chứng 30 phút để bột nở
  4. 4
     Chun b trng mui:
    - Trứng muối đập ra bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ.
                                         SAM_0677
                                                     ( trứng đã được ngâm rượu )
    - Ngâm lòng đỏ trứng vào rượu trắng, độ nóng của rượu sẽ loại bỏ hết phần lòng trắng còn dính lại trên lòng đỏ. Ngâm khoảng 10 phút thì lấy lòng đỏ ra, cho vào xửng hấp chín.
    (trứng muối có thể không cần hấp chín, tuy nhiên vì nhà mình có mấy người yếu bụng nên mình hấp cho an toàn)
                                                SAM_0682
  5. 5
     Chun b nhân:
     - Tỷ lệ vỏ:nhân cho bánh nướng là 1:2. Nếu khuôn bánh là khuôn 150g thì dùng 50g bột vỏ bánh và 100g nhân                              SAM_0680
    ( nhân to là nhân bánh nướng, viên nhỏ là nhân bánh dẻo vì tỷ lệ nướng là 100/150, còn dẻo là 50/150 
    - Tỷ lệ vỏ:nhân cho bánh dẻo là 2:1. Nếu khuôn bánh là 150g thì dùngn 100g bột bánh dẻo và 50g nhân (gồm cả trứng nếu dùng).
    - Nặn trứng vào giữa nhân đậu/sen/khoai thành viên tròn. Nặn chắc tay nhưng không cần nặn chặt quá.
                             SAM_0684
  6. 6
    Cách làm bánh nướng:

                                 SAM_0679
                      ( không có cây cán bột nên dùng tạm cái chày )
    - Sau khi cân bột vỏ bánh, nặn tròn rồi ấn dẹt trên 1 tấm nylon thực phẩm (cling film). Dùng cán gỗ cán thật mỏng, độ to vừa đủ để gói nhân bên trong.
                                   SAM_0681
    - Đặt viên nhân vào chính giữa, gói lại, nắn tròn.
                                   SAM_0627
    - Ấn viên bánh vào khuôn đã áo bột khô, ấn chặt tay để hoa văn được rõ nét.
                                    SAM_0626
    - Xếp bánh lên khay nướng, khay nướng nhà tớ chống đính rồi nên k cần bôi dầu để chống dính.
                                      SAM_0627
    - Bật lò ở 210 độ C.
    - Cho khay bánh vào lò, nướng 5 phút thấy bánh đục đục thì lấy ra. Xịt nước lên bánh và chờ cho vỏ bánh ngấm hết nước. (bánh sẽ ngấm nước nhanh, vì thế có thể xịt thêm 1 lần nữa). Tăng nhiệt độ lên 225 độ C.
    - Khi bánh khô nước thì dùng chổi lông nhúng vào hỗn hợp lòng đỏ trứng (1 lòng đỏ + 1tbs nước) để quét mặt bánh. chỉ bôi 1 lần duy nhất, và bôi vào các khe của hoa văn . lần trước làm tớ bôi 2 lượt nên khi nướng lần 2 làm mất hết hoa văn của bánh.
    - Cho bánh vào lò, nướng thêm 5 – 10 phút nữa là lấy ra (khi nào thấy mặt bánh vàng đẹp đẹp là được, nhưng đừng nướng quá 15 phút).
    nếu bánh chưa chín thì có thể nhúng bánh vào nước để ngấm rồi cho bánh vào nướng tiếp. nhưng không quá 15 phút, vì nếu nướng lâu, nhân bánh thập cẩm sẽ chảy mỡ làm bánh mất ngon.
    Bánh nướng cần để khoảng 3 ngày thì vỏ sẽ mềm ra, ngấm dầu (màu bánh sẽ đậm hơn lúc bánh mới ra lò.
                                       SAM_0685

    nướng xong thế này:
                                      SAM_0687
  7. 7
    nhớ mua thêm hộp và vỏ bánh. nếu mua lẻ là 1k/ vỏ + nylong. còn nếu mua nhiều lên Hàng mã bán 50k/100c.
    bánh để nguội trong lò, sau đó đem cho vào hộp và nylong bảo quản cho an toàn và khi đem biếu sẽ lịch sự hơn.
    lần đầu làm bánh lại lọ mò vào cái giờ tẩu hỏa nhập ma ( 1h sáng mới xong ). đóng gói cận thận để sáng ra thắp hương Mùng 1, người nhà cứ tưởng là bánh mua ngoài hàng, ăn xong khen ngon làm phổng cả mũi !
    khoe thêm ảnh vỏ bánh và nylon khi chưa đóng gói . mua 20 chiếc vỏ bánh để đóng đem biếu và thắp hương thôi, còn phần nhà mình thì cứ thế là "chén" không cần đóng gói làm gì cho thêm chi phí
     SAM_0748

Hoa kim châm còn gọi là hoa hiên ( có lẽ do trồng ngoài hiên cho đẹp), khi nở màu vàng chanh, vị ngọt, được trồng nhiều ở Đà Lạt.

Chúng ta vẫn thường mua hoa hiên về nấu canh, nấu lẩu thay đổi khẩu vị gia đình , nhưng mấy ai biết hoa cũng là một dược thảo dùng trong đông y từ lâu.
Tác dụng của hoa hiên:
– Thời tiết nóng, các cháu nhỏ dễ bị chảy máu cam, dùng hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc lấy nước cốt để uống, bã dùng nút vào lỗ mũi. Có nhiều cháu nhỏ bị chứng chảy máu mũi nhiều năm, uống khoảng 10-15 lần khỏi hẳn.
Hoặc dùng rễ cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống.
Hoặc dùng hoa kim châm 30g, hấp chín, chia làm 2-3 phần đều nhau. Khi dùng, cho 1 phần vào ly, rót nước sôi vào ngâm, để nguội uống thay nước trà.
Tuy nhiên, nếu lỗ mũi trước đây có bị ngoại thương, hoặc do nội tạng có bệnh, thỉnh thoảng gây ra chảy máu cam, thì dùng cách này sẽ không thích hợp.
- Phụ nữ có thai 3- 4 tháng, nhất là những tháng nắng nóng, dễ bị ảnh hưởng của thời tiết làm cho thai động không yên, dùng hoa hiên, rễ cây gai (loại dùng làm bánh), đều 30g, nấu lấy nước uống thay nước trà.
– Trị viêm tuyến sữa, ít sữa: Hoa kim châm 25g, thịt nạc heo 100g, hành trắng 1 cọng. Cho vào một 1ượng nước thích hợp nấu tới khi thịt heo chín, chia đều làm 2 lần dùng trong ngày, ăn thịt, uống nước, uống liên tục 7 ngày.
– Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nếu có chứng "bốc hỏa" (lâu lâu thấy có cơn nóng bừng bừng lên, khó chịu): Hoa hiên 10g, lá dâu (tằm ăn) 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
– Trị mất ngủ: Hoa hiên 30g, cho vào 1 lượng nước vừa phải, nấu trong nửa giờ, cho thêm 1 ít đường phèn, nấu thật sôi, uống trước khi đi ngủ 1 giờ.
– Trị vàng da: Rễ hoa hiên 15g giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Y học cổ truyền quan niệm rằng vàng da (hoàng đản) do thấp nhiệt hoặc huyết ứ. Hoa hiên trừ thấp nhiệt nên trị vàng da rất có lý.
– Trị chứng hay chảy máu (chảy máu mũi, xuất huyết dưới da…): Hoa hiên 20g, cá diếc 1 con (200g). Cá diếc để nguyên con còn sống, không đánh vảy, không mổ bỏ ruột, chỉ rửa sạch với nước muối pha hoặc nước pha dấm cho hết nhớt, cho cá vào xoong để luộc với lượng nước vừa phải. Cá chín gỡ lấy thịt cá, bỏ vảy, bỏ ruột, xương cá giã ra và lấy nước luộc cá để lọc lấy nước dùng. Lá hoa hiên rửa sạch thái thật nhỏ. Xào thịt cá với hành và chút dầu ăn, đun sôi nước luộc cá (nước dùng) cho lá hoa hiên (đã thái nhỏ) và cá đã xào vào nấu chín, nêm nếm vừa miệng, ăn cái và uống nước. Cách ngày ăn 1 lần.
– Trị tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu nóng: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc với 3 chén nước, còn 1 chén, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục 5-10 ngày.
– Trị trĩ nội: Hoa kim châm 30g, cho vào một lượng nước thích hợp nấu 1 giờ. Khi nước sôi, thêm vào một ít đường đỏ, để còn âm ấm, uống trước bữa ăn sáng 1 giờ. Uống liên tục 3-4 ngày.
– Trị trong họng lúc nào cũng thấy như vướng vật gì (mai hạch khí): Hoa hiên 30g, gạo tẻ l00g. Cho hoa vào chảo, thêm một ít dầu, muối, sao lên, nấu chung với gạo đã vo kỹ thành cháo. Cháo chín chia làm 2-3 lần ăn, ăn hết trong ngày.
– Trị trong người nóng nảy bực bội, phiền toái, khó ngủ: Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, sau cho vào nồi đổ nước sắc trong 15 phút, được bắc ra cho đường phèn vào đánh tan. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Những người cao huyết áp, nhất là bệnh do thần kinh căng thẳng, hàng ngày, có thể dùng hoa hiên nấu canh ăn hoặc nấu lấy nước uống có tác dụng khá tốt.
Liều lượng: 15-20 hoa (tươi hoặc khô)/ ngày (1kg khoảng 100 bông)
Liều dùng: 1 lần / ngày (uống bất kỳ lúc nào thuận tiện)
Cách thức: nấu với 250 ml nước trong khoảng 15 phút, khi lượng nước giảm còn 1/2 thì dùng (uống ấm hoặc lạnh đều được). Chỉ uống nước, không cần dùng hoa.
Chú ý: Không dùng Hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Dùng Hoa hiên liều cao có thể gây mờ mắt. Những người dạ dày và ruột có thấp nhiệt, thấp độc, không nên dùng.
Vì là một loại Rau tươi nên chỉ để được 3 ngày (trong tủ lạnh). Có thể  mua hoa về phơi hoặc sấy khô để dùng lâu.

Trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội, có thứ rất dân dã đã trở thành sang trọng, ít khi thiếu được trong những mâm đại tiệc, từng thết những vị khách cao cấp. Ấy là món “ốc nhồi thịt băm hấp lá gừng” mà chẳng khách sạn ba sao, bốn, năm sao nào mà không có. Lại có món hợp với tất cả mọi người. 

Đó là món “bún ốc” phải ba làng hợp lại mới nên món quà quê, là ốc của làng Vân (Pháp Vân), bún của Làng Kỳ (Tứ Kỳ) và bỗng của làng Ngâu (Yên Ngưu) đều thuộc huyện Thanh Trì. Phải nói, rải rác khắp các tụ điểm ăn uống lớn của cư dân Hà Thành, không nơi nào thiếu.

Nhưng ngon nhất, có tiếng nhất vẫn là gánh bún ốc của bà Sáu, tọa lạc ở hè phố ngã tư Tuệ Tĩnh – Mai Hắc Đế. Bây giờ vì nếp sống văn minh đô thị, bà đã đưa vào bán trong hiệu, trước đây là 151 Mai Hắc Đế, hiện nay đã dời lên chỗ cũ mươi nhà. Có những em gái học trò Hà Nội mỗi thời có thể nào lại quên được món “ốc vặn luộc” ngày xưa ở phố Nhà Chung và ngày nay của cô Kim Anh ở cửa trường nữ học Tây Sơn cũ, phố Trần Nhân Tông, gần công viên Lênin, đầu ngã ba Nguyễn Đình Chiểu. Hàng ngày tan buổi học, các em ùa đến quán ốc, với cái gai bồ kết các em nhể, hai bàn tay như múa.
Tưởng chừng, một sản vật tầm thường, dân gian vẫn bảo: “Ăn ốc nói mò, ăn cua nói xó”, vốn chỉ là món xuyềnh xoàng của giới bình dân, mà lại đăng quang chiếm lĩnh khẩu vị của bao nhiêu thực khách chẳng bình dân một tẹo nào, trong suốt chiều dài năm tháng ở Thủ đô.
Ai cũng nghĩ, ốc mà lên ngôi đến thế hẳn đã quá đủ rồi. Thế mà gần đây, có một ông già về hưu, sống hiu hắt bằng một chiếc bàn con, vài chiếc ghế băng, với một bình trà: ông bán trà chén, ngày thu nhập năm ngàn, quá hẻo! Tự nhiên, ông nghĩ ra món ốc mới, vì ông thấy, ốc là món ăn thuộc dạng hàn, lại có mùi tanh, thực khách nào yếu dạ dày dẫu thèm nhưng vẫn ngại; ông liền kiếm vài vị quế chi, thảo quả, cam thảo bắc… làm thang để hấp cùng với ốc nhồi, sáng tạo nên món ốc đặt tên là “ốc hấp thuốc Bắc”. Không ngờ, chế phẩm ốc mới này “bắt khách” còn hơn cả ba món ốc có thể gọi là truyền thống cũ. Vì khách không chỉ ăn ốc, nước nó có thể uống được, đậm đà, thơm và không lo trắc trở đường tiêu hóa.
Thế là từ bấy đến giờ, cái xóm hồ bơi Quảng Bá nơi ông ở, nhiều người bắt chước đã dọn sân vườn, xây cất nhà hàng, chủ yếu kinh doanh món “Ốc hấp thuốc Bắc”. Nơi này bỗng trở thành một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Khác với các loại bánh mỳ khác, nhân thịt được gói bên trong bánh; với bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai kiểu này các miếng thịt được rải đều trong chính bột bánh nên ăn thú vị hơn và ít ngán; thi thoảng ăn miếng bánh mềm thơm bạn bắt gặp miếng thịt đậm đà; kết hợp cùng lớp phô mai giòn giòn tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này.

 

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:

Thịt ba chỉ hun khói thái nhỏ.
Làm ấm sữa (khoảng 35 – 40 độ C), cho đường vào hòa đều rồi rắc men vào, đậy lại khoảng 5 phút cho men nở (men nở là sủi bọt như riêu cua).
Trộn đều bột mì, muối, cho hỗn hợp sữa – men vào, dùng đũa cả khuấy đều rồi thêm dầu ăn và thịt vào nhồi đều.

Bước 2:

Rắc ít bột áo ra bàn, nhồi theo kiểu gấp lại và ấn bằng gan bàn tay.
Ban đầu nhồi sẽ hơi dính tay, có thể thêm ít bột áo cho dễ nhồi (tuy nhiên thêm bột áo bánh nướng xong sẽ dễ bị khô), càng nhồi sẽ càng đỡ dính hơn.
Nhồi bột đến khi dai và không dính tay là được (khoảng 15 phút).

Bước 3:

Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào thau, cho bột vào.
Đậy bột bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm, ủ lần 1 khoảng 1 giờ – 1 giờ 30 phút (hoặc đến khi thấy bột nở gấp đôi).

Bước 4:

Cho bột ra bàn, ấn nhẹ cho xẹp bọt khí. Chia bột thành 12 phần bằng nhau (hoặc kích cỡ tùy thích).
Vo tròn viên bột.
Xếp lên khay nướng có lót giấy nến (chừa khoảng cách 2 – 3cm giữa các viên bột để có khoảng cho bánh nở). Đậy bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm, ủ lần 2 khoảng 45 – 60 phút.

Bước 5:

Bật lò nướng ở 190 độ C trước 10 phút cho nóng lò, lửa trên và dưới.
Phun nước lên mặt bánh đã nở (phun sương) để làm ẩm bánh. Rắc phô mai bào lên mặt. Đặt bánh vào rãnh giữa lò. Nướng trong 30 – 40 phút hoặc đến khi bánh vàng mặt.
Thêm một ly sữa là bạn có bữa sáng đủ chất rồi!
Món bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai ăn rất lạ miệng, thơm mà dễ ăn. Khác với các loại bánh mỳ khác, nhân thịt được gói bên trong bánh; với bánh mỳ nhân thịt kiểu này các miếng thịt được rải đều trong chính bột bánh nên ăn thú vị hơn và ít ngán; thi thoảng ăn miếng bánh mềm thơm bạn bắt gặp miếng thịt đậm đà; kết hợp cùng lớp phô mai giòn giòn tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này.
Chúc các bạn ngon miệng với món bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai nhé!

Món bún tôm có vị ngọt từ nước dùng tôm và xương hầm, vị đậm đà của tôm xào và thịt; không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với sắc đỏ cà chua, sắc xanh của rau gia vị và sắc vàng của tôm thịt. Có lẽ chính bởi vậy mà món ăn này nổi tiếng và được yêu thích đến thế!

 

Nguyên Liệu :

  • • Xương lợn (xương ống hoặc xương đuôi) -
  • • Tôm tươi, thịt -
  • • Rau (cần, cải), hành lá, thì là, cà chua -

Chế Biến :

Bước 1:

Tôm luộc chín.
Bóc vỏ và đầu nhưng bạn vẫn giữ lại phần vỏ và đầu tôm nhé!

Bước 2:

Cho vỏ và đầu tôm cho vào chảo rang 1 – 2 phút cho khô.
Giã nhỏ nhuyễn phần vỏ, đầu tôm.
Cho vào cối 1 bát nước.
Lọc lấy phần nước tôm, bỏ phần bã đi.

Bước 3:

Xương lợn chần qua nước sôi rồi xối nước lạnh cho sạch.
Phi thơm hành khô, cho xương vào xào với chút mắm cho thơm. Đổ nước lạnh vào nồi ninh xương.

Bước 4:

Thịt thái nhỏ.
Xào tôm với thịt cho săn, nêm chút hạt nêm cho đậm đà.

Bước 5:

Cà chua thái mỏng, cho vào nồi nước dùng.
Đun sôi nước dùng, nêm nếm vừa ăn.
Hành lá, thì là thái nhỏ

Bước 6:

Khi ăn bạn chần bún, rau bày ra bát, thêm hành, thì là thái nhỏ, nhân thịt tôm, chan nước dùng ăn nóng cùng tương ớt, chanh.
Bún tôm được coi là một món ăn đặc trưng của Hải Phòng bên cạnh bánh đa cua và bún cá. Món bún tôm có vị ngọt từ nước dùng tôm và xương hầm, vị đậm đà của tôm xào và thịt; không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với sắc đỏ cà chua, sắc xanh của rau gia vị và sắc vàng của tôm thịt. Có lẽ chính bởi vậy mà món ăn này nổi tiếng và được yêu thích đến thế!
Chúc các bạn thành công và có món bún tôm thật ngon nhé!

Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt bò mềm, thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi thơm lừng rất quyến rũ.

Nguyên Liệu :
Chế Biến :

Bước 1:
Nấm ngâm nước cho nở mềm, vớt ra rửa sạch rồi cho vào bát riêng.
Bước 2:
Thịt bò rửa sạch thái miếng vuông con chì.
Hành tỏi thái nhỏ (bớt lại 1/2 số hành lá để túm lại thành một bó rồi thắt nút) để riêng phần đầu hành thái khúc to.
Gừng thái lát, tỏi bóc vỏ.
Bước 3:
Đun sôi nồi nước với một vài lát gừng, cho thịt bò vào luộc chín.
Sau đó vớt ra rửa sạch.
Bước 4:
Cho thịt bò vào nồi áp suất, thêm tỏi, gừng, vài cọng đầu hành, 1 muỗng canh rượu và 2 muỗng canh xì dầu.
Bước 5:
Thêm 1/2 cốc nhỏ nước (bạn có thể tận dụng lại phần nước đã luộc thịt bò lúc trước cho ngọt nước).
Bước 6:
Đậy chặt nắp, đặt nồi lên bếp đun to lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa, không đun quá lâu vì thịt bò đã được luộc chín trước khi hầm, thời gian ngắn này đủ để gia vị thấm vào thịt bò.
Bước 7:
Mở nắp, thêm nấm.
Bước 8:
Nêm mắm muối và 1/2 muỗng cà phê đường cho vừa ăn
Bước 9:
Tiếp tục đậy kín nắp và đun to lửa khoảng 5 – 8 phút là được.
Bước 10:
Rắc chút hành và tỏi thái nhỏ vào món ăn trước khi múc ra đĩa cho đẹp mắt.
Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt bò mềm, thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi thơm lừng rất quyến rũ.
Nếu thích ăn nước, bạn có thể thêm nước dùng nhiều hơn một chút. Chan một ít nước bò hầm vào bát cơm nóng thôi cũng đủ để bạn “đánh bay” phần cơm trong chốc lát.
Bạn cũng có thể dùng món thịt bò hầm nấm cho bữa sáng, ăn kèm bánh mỳ hoặc bún đều ngon. Nếu muốn ăn cay thì thêm chút ớt và tiêu bạn nhé!
Chúc bạn thành công và có món thịt bò hầm nấm thật ngon nhé!
Design by Hao Tran -