Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Món ngon. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Cùng thưởng thức những món ngon ngọt từ dứa - Cẩm nang nội trợ hôm nay của phunutoday.org sẽ gửi đến các bạn một thực đơn mới cho ngày hè nhé. Đó chính là 5 món giải nhiệt ngọt ngon từ dứa.

Dứa có chứa nhiều vitamin làm đẹp da, lại có vị chua chua ngọt ngọt dễ ăn, là thứ quả người người nhà nhà đều thích.
1. Thạch dứa thanh mát dễ làm

Giải nhiệt với thạch dứa
Thạch dứa giòn, điểm xuyến vị chua ngọt của dứa, là món tráng miệng hấp dẫn sau buổi ăn tối sum vầy với gia đình.
Nguyên liệu:
- 1 thìa nhỏ bột rau câu (7g)- 2 lát dứa vừa ăn- 400ml nước lọc- 50g đường cát trắng- 1 nửa ống vani bột.
2. Chè dứa và hạt é
5_mon_ngot_ngon_tu_dua3
Chè dứa và hạt é
Vị hơi chua chua, ngọt ngọt của dứa, hòa lẫn với hột é, mỗi khi nhai hạt é trơn trượt trong miệng.
Nguyên liệu: cho 3 phần ăn
- 3 lát dứa đã cắt bỏ mắt dứa- 1 thìa nhỏ hạt é- 2 thìa canh đường cát trắng, nếu dùng dứa chua bạn tăng thêm lượng đường- 1 bát con nhỏ thạch dừa (tùy ý thích)
3. Kem dứa thơm thơm mát tê đầu lưỡi
5_mon_ngot_ngon_tu-dua
Giải nhiệt với kem dứa
Vị chua chua, ngọt ngọt xen lẫn với mùi thơm dịu của dứa, béo béo của kem sữa tươi, cách làm không quá khó, mời bạn thử tài làm món kem dứa cho bé yêu và gia đình nhé.
Nguyên liệu:
- 300g dứa đã gọt vỏ, cắt bỏ mắt dứa- 120ml sữa tươi- 120ml kem sữa tươi, bạn có thể mua tại các siêu thị hay tiệm bán đồ làm bánh chuyên dụng- Nửa thìa nhỏ muối- Đường, định lượng tùy ý thích và tùy theo dứa chua hay ngọt nhiều.
4. Pina colada - hương vị cocktail dứa thơm mát
5_mon_giai_nhiet_ngot_ngon_tu_dua4
Giải nhiệt ngọt ngon với cocktail dứa
Pina Colada là loại cocktail có xuất xứ từ Puerto Rico, kết hợp giữa vị hơi chua chua của dứa, béo ngậy của nước cốt dừa và pha lẫn với mùi thơm của rượu rum.
Nguyên liệu:
- 2 lát dứa lớn- 100ml nước cốt dừa đóng hộp (bạn có thể mua dừa tươi về bào, vắt lấy nước cốt)- 50ml rượu rum- Vài viên đá lạnh- Quả cherry trang trí.
5. Chè dứa và trái cây
Ly chè mát lạnh với vị chua nhẹ của dứa và mãng cầu, thêm vị ngọt của mít, xoài, đu đủ theo kiểu miền Trung sẽ chinh phục cả gia đình bạn.
5_mon_ngot_ngon_dưa
Ngọt ngon với chè dứa và trái cây
Nguyên liệu:
- 1/2 quả dứa- 1 bát con mít đã bỏ hột- 3 quả xoài vừa ăn- 1 quả đu đủ nhỏ- 1/2 quả mãng cầu dai- Đường.


Ngồi máy tính quá nhiều dễ mắc bệnh thoai hoa dot song co, bệnh thoat vi dia dem và bệnh trĩ nội. Đến nhà thuốc nam An Dược để có bài tập và bài thuốc nam hay điều trị bệnh hiệu quả!

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Món ngon dễ làm: Thưởng thức món thịt lơn kho tỏi thơm lừng - Vào những ngày thời tiết dễ chịu các chị em có thể cải thiện bữa cơm gia đình với món thịt lợn kho tỏi.

Nguyên liệu:
- 450g thịt heo. Bạn có thể dùng thịt thăn hoặc thịt nạc vai đều ngon.
- 10g bột năng
- 1 thìa cà phê hạt tiêu
- 2 củ tỏi
- 1 thìa canh nước mắm (khoảng 15ml)
- 1 thìa canh tương đậu nành
- 1 thìa cafe bột mùi


Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bánh tráng trộn là món ăn vặt được giới trẻ ưa thích. Thay vì mua ở hàng quán ngoài đường, bạn có thể tự tay làm món này ở nhà để đãi bạn bè.

Nguyên liệu:
- 1 xấp bánh tráng Tây Ninh ủ mềm (4 người ăn).
- 2 trứng gà, 10 g mực xé sợi, 10 g khô bò (bạn có thể mua khô cá, gan bò... nếu thích).
- Rau răm, đậu phụng, mỡ hành, hành phi, tương ớt sa tế, 6 quả quất (tắc).
Cách chế biến:
banh-trang-1-1378265122.jpg
- Trứng gà luộc chín bóc vỏ. Hành lá thái nhỏ, phi thơm làm mỡ hành. Rau răm rửa sạch, thái nhỏ.
banh-trang-4-1378265122.jpg
- Bánh tráng ủ mềm, cắt thành từng phần nhỏ cho vào bát.
banh-trang-2-1378265122.jpg
- Tiếp đến cho các nguyên liệu như: khô bò, tương ớt sa tế, rau răm, hành phi, đậu phộng vào, vắt đều quất rồi trộn đều cho vừa ăn.
banh-trang-3-1378265122.jpg
- Sau cùng cho trứng gà bổ múi cau vào rồi thưởng thức. Bạn có thể cho thêm ớt nếu ăn cay.

Canh cua nấu khoai sọ rau rút là bát canh cực kì phổ biến trong những bữa cơm gia đình miền Bắc. Đang mùa rau rút ngon, bạn hãy cùng làm món này cho bữa tối mát mẻ của gia đình mình.

Nguyên liệu: (4 người)
- 400g sườn lợn
- 400g khoai sọ / khoai thơm / khoai môn
- 1 mớ rau rút
- 1 củ hành tím, thái nhỏ
- nước mắm, hạt nêm

Cách làm:
- Khoai gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn.
- Sườn lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp sườn với chút mắm và hành tím khoảng 30 phút cho ngấm.
Gợi ý 2 món canh ngon cơm cho bữa tối - 1
- Đặt nồi to lên bếp, cho sườn vào đảo đều, sườn vừa chín hết bên ngoài thì cho khoai vào đảo cùng khoảng 1-2 phút nữa, thêm nước cho ngập trên khoai một chút rồi đun nhỏ lửa để sườn và khoai cùng chín dừ.
- Rau rút nhặt sạch, rửa sạch, để ráo nước.
Gợi ý 2 món canh ngon cơm cho bữa tối - 2
- Khi khoai đã mềm, cho thêm nước vừa ăn, thêm hạt nêm. Đun sôi trở lại thì cho rau rút vào, nồi canh vừa sôi trở lại là được.

Với những nguyên liệu dễ kiếm như trấu, dầu thực vật, muối, bạn có thể tận dụng để cất trữ trứng được tươi và lâu ngày.

- Bôi lên trứng lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng..., trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ 25-32 độ C.
 
- Để trứng mới (trứng phải còn lành lặn, chưa bị dập vỡ) vào trong vò hoặc bình sạch sẽ khô ráo, đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình, nước phải cao hơn trứng 20-25 cm, với cách này ta có thể giữ trứng được 3-4 tháng. Khi cất giữ cần phải bảo đảm được các điều kiện sau:
 
+ Mùa hè không được để vò hoặc bình đựng trứng ở chỗ có ánh nắng mặt trời chiếu vào mà phải để nơi râm mát, thoáng gió.
 
+ Mùa đông không để nơi quá lạnh nhưng cũng phải đảm bảo thoáng mát. Cũng có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ khoảng 5% ngâm nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô trước khi cho trứng vào bình hoặc vò cất giữ, làm như vậy có thể bảo quản trứng trong thời gian khá dài.
 
 
- Rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trấu trải một lớp trứng cho đến khi đầy thùng, cuối cùng dùng bìa bịt kín thùng, để thùng nơi râm mát, làm như vậy có thể bảo quản trứng được trong vài tháng. Trường hợp không có trấu ta có thể thay bằng mùn cưa gỗ hoặc tro để thay thế, cứ 20 ngày kiểm tra trứng một lần.
 
- Hoà tan một kg dung dịch silicát natri vào 9 lít nước sôi, sau đó để nguội rồi đổ vào trong bình đựng trứng gà, mặt nước phải để cao hơn trứng từ 5 cm trở lên, bịt kín miệng bình để nơi râm mát, thông gió. Vào mùa hè bằng cách này ta có thể bảo quản được trứng trong 2-3 tháng.
 
- Cũng có thể cho trứng vào để cùng với các loại lương thực phụ như: đậu tương, đậu đen... như vậy trứng cũng có thể bảo quản trong một thời gian dài mà không sợ bị hỏng.
   
- Cất trứng vào trong bã chè khô sạch, để nơi thoáng mát, có thể bảo quản trong vòng 2-3 tháng không bị hỏng.
 
- Vào mùa hè thời tiết nóng nực, nếu cho trứng vùi vào trong muối, trứng cũng bảo quản được lâu.
    
- Trừng gà vừa mới mua về nên dùng nylon giữ tươi hoặc loại giấy bóng dùng để nướng thức ăn bọc trứng lại, như vậy trứng cũng để được trong một thời gian dài.
 

 
- Sau khi mua trứng gà về, dùng khăn ướt lau qua rồi cho vào tủ lạnh (để dựng quả trứng lên), đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy để được khá lâu.
 
- Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.

Vịt nấu chao, mì vịt tiềm hay vịt om sấu là những món ăn ngon miệng dành cho gia đình bạn vào ngày cuối tuần.

1. Vịt nấu chao
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt cỏ (khoảng 600 g).
- Chao đỏ 4 miếng; chao trắng 4 miếng. 1 củ khoai môn, 1 trái dừa tươi.
- Các loại gia vị như: đường, hạt nêm, tỏi, ớt, tiêu, hành, dầu hạt điều...
Cách chế biến:
- Khoai môn gọt vỏ, thái quân cờ. Bạn nhớ ngâm khoai trong nước sạch để cho hết nhựa và không bị thâm đen.
- Vịt rửa sạch, rửa lại với rượu trắng và gừng để khử mùi. Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, ướp với các loại gia vị như hành tím, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, tiêu, dầu hạt điều, chao đỏ và chao trắng, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
- Vịt sau khi ướp được xào sơ cho thịt hơi săn lại. Cho nước dừa tươi vào nấu nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.
- Cuối cùng cho khoai môn vào nấu đến khi khoai chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn là được. Vịt nấu chao ngon nhất là dùng ngay khi còn nóng và ăn kèm với bún tươi.
2. Mì vịt tiềm
Nguyên liệu:
- 2 đùi vịt làm sạch, 500 g xương heo ninh lấy nước dùng.
- 2 hoa hồi, 3 đinh hương, 1 nhánh quế, ít vỏ quýt khô, 10 tai nấm đông cô, nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường.
- 4 vắt mì trứng sợi nhỏ, 1 bó cải thìa hoặc cải ngọt tùy ý thích.
vit-4-1378459520.jpg
Cách chế biến:
- Đùi vịt rửa sạch, chà xát lại với rượu trắng, dùng khăn sạch lau khô. Ướp với tỏi băm, hạt tiêu, nước tương, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó chiên vàng.
- Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Các hương liệu cho vào chảo rang thơm. Cải thìa, hành lá rửa sạch. Xương heo rửa sạch, cho vào ninh lấy nước dùng. Vớt bỏ xương heo, gừng để vỏ, rửa sạch và nướng vàng cho vào nước dùng.
- Các loại hương liệu sau khi rang cho vào túi vải cột chặt rồi thả vào nước dùng. Sau đó cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Mì trứng chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra rổ để ráo. Cải thìa cho vào nồi luộc chín với ít dầu ăn và ít muối để cải bóng. Cải chín vớt ra cho ngay vào nước lạnh để cải giữ được màu xanh đẹp mắt.
- Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, tai nấm, hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào là bạn đã có bát mì vịt tiềm thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà cùng thưởng thức.
3. Lẩu vịt om sấu
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt cỏ, 10 quả sấu xanh.
- 1 bó rau muống, 1 củ khoai môn, 1 kg mì chũ hoặc bún tươi.
- Ớt, ngò om, hạt nêm, muối, đường, tiêu.
vit-3-1378459520.jpg
Cách chế biến:
- Vịt rửa sạch với nước muối, rửa lại với rượu trắng để không bị hôi. Để ráo nước, thái thành từng khúc vừa ăn rồi ướp với gia vị hạt nêm, muối, tiêu, đường trong khoảng 15 phút.
- Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch thái quân cờ.
- Phi thơm hành, cho thịt vịt vào xào săn, tiếp đến cho sấu vào đảo sơ. Cho nước lọc, khoai môn vào rồi đun chín. Nêm lại gia vị vừa ăn.
- Lẩu vịt om sấu ăn kèm với rau muống, mì chũ hoặc bún tươi.

Với món dạ dày trộn cay này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được khẩu vị của các “thực khách” quen thuộc. Vì thế, thỉnh thoảng chị em hãy thử đổi khẩu vị cho cả nhà bằng các món ăn chế biến từ dạ dày nhé!

Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày lợn (dạ dày nên mua loại vừa phải, không quá to và có màu trắng hồng)
- Rau mùi tây
- Vừng rang chín
- Gia vị: Dầu ớt, nước tương, giấm và đường
Cách làm:
- Món dạ dày trộn cay có được ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn làm sạch, vì thế bạn cần phải thực hiện bước này kỹ càng, cẩn thận.
- Đầu tiên bạn lộn trái dạ dày, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy; sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ để dạ dày ra nhớt. Tiếp tục bóp muối nhiều lần rồi chần dạ dày với nước sôi, vớt ra rửa lại và chà xát với chanh cho dạ dày thật trắng. Cuối cùng bạn lộn dạ dày ngược lại và cạo bỏ lớp mỡ dính vào nó là được.
- Muốn dạ dày mềm ngon sau khi đã làm sạch, hãy lấy một ít gạo (ngâm qua nước) nhồi vào trong, rồi luộc khoảng nửa giờ cùng với gừng tươi thái lát và chút rượu nấu, vớt dạ dày ra, bỏ phần cơm bên trong đi, lúc này dạ dày sẽ rất mềm, có thể dùng ngay hoặc làm gỏi rất ngon.
- Cắt dạ dày thành từng miếng dài, nhỏ cỡ 0.5 – 0.7 cm tùy ý.
- Trộn đều 1 muỗng canh dầu ớt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm (hoặc nước cốt chanh) thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Trút dạ dày vào hỗn hợp này, trộn đều, để khoảng chừng 30 phút cho dạ dày thấm vị,
- Trước khi ăn, thêm rau mùi và vừng rang chín vào, trộn lại lần nữa rồi trút dạ dày ra đĩa.

Thành phẩm:Dạ dày lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh món luộc đơn giản nhưng đặc biệt ngon khi ăn kèm nước mắm chấm chua cay thì bạn có thể biến tấu thứ nguyên liệu quen thuộc thành vô số món ăn lạ miệng khác. Dạ dày trộn cay giòn thơm hương vừng rang, ăn sần sật với đủ vị chua, cay, mặn ngọt thấm đậm trong từng thớ dạ dày đem lại cảm giác cực kỳ thích thú.

Canh đậu phụ non nấu nấm vừa thanh mát, vừa có vị ngọt của nước dùng xương đem lại cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nguyên liệu:
- 1 cây đậu phụ non Nhật Bản hoặc 4 bìa đậu phụ non.
- 1 gói nấm kim châm; 100g nấm bào ngư; 100g cải thảo.
- 1 kg xương ống; hành lá, ngò rí; hạt nêm, đường, muối.
Cách chế biến:
- Đậu phụ non thái lát dày vừa ăn.
canh4-1378639462.jpg
- Các loại nấm rửa sạch, cải thảo rửa sạch, thái lát nhỏ. Hành lá, ngò rí rửa sạch.
canh-5-1378639462.jpg
- Xương heo rửa sạch, cho vào nồi áp suất ninh để lấy nước dùng. Sau khi ninh xong, cho phần nước dùng sang một nồi nhỏ rồi đun sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho cải thảo vào. Tiếp đến cho các loại nấm vào. Sau cùng là đậu phụ, hành lá rồi tắt bếp.
canh-6-1378639462.jpg
- Múc canh ra bát rồi dùng nóng với cơm trắng. Đây là món canh rất dễ chế biến, bạn có thể dùng trong bữa cơm trưa hoặc tối đều được.

Thịt bò mềm thật mềm ăn ngon ơi là ngon, đã vậy còn có vị beo béo của xốt nữa, bông thiên lý cũng tươi ngọt không kém, cắn vào một miếng là ngọt mát cả ruột.

Nguyên liệu:
Bò phi lê : 200g; Bông thiên lý : 100g; Tỏi băm : 1M; Nước tỏi : 1M; Hành tím băm : 1M; Ớt sừng : 2 trái; Bơ lạt : 20g; Mè rang, tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn; Nước tương; Bột ngọt; Xốt.
Cách làm:
- Thịt bò cắt lát mỏng ướp với 1M nước tỏi, 1M hành tím băm, 1.5M xốt, 1M nước tương, 1/2M đường, 2M bột ngọt trong 10'.
- Bông thiên lý rửa sạch để ráo. Ớt sừng bỏ hạt, cắt miếng hình thoi.
- Cho 1 cái đĩa bằng gang lên bếp đun nóng vừa, cho hành tỏi băm và bơ vào xào thơm, cho bò vào xào sơ với lửa lớn cho bông thiên lý, ớt sừng vào xào chín.
Ăn trực tiếp trên đĩa dùng nấu, kèm với bánh mì hoặc cơm
Mách nhỏ:
- Đĩa gang phải thật nóng để khi xào bò không bị ra nước và bông thiên lý chín nhưng vẫn giữ được độ xanh và giòn.
- Có thể dùng chảo nhưng đĩa gang giúp món ăn giữ nóng lâu hơn. Có thể thay hoa thiên lý bằng khổ qua bào.

Các bữa ăn với thịt thà đã ngán quá thì các chị em hãy chuyển sang sử dụng gan gà để chế biến bữa ăn cho gia đình mình nhé. Ngoài ra, gan gà còn cung cấp chất sắt và vitamin A cho cơ thể nữa đó!

Nguyên liệu:
Gan gà: 150g; Dưa leo: 2 trái; Cà rốt: 50g; Hành lá: 3 nhánh; Ớt sừng: 1 trái; Tỏi băm: 1M; Hành tím băm: 1M; Bột năng: 1M; Ngò rí; Nước mắm, đường, tiêu, muối, dầu ăn; Hạt nêm; Giấm gạo lên men.
Cách làm:

Múc ra dĩa, trang trí với ngò rí, rắc tiêu, dùng nóng với cơm

-Gan gà làm sạch, xát muối, xả sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp 1/2M hạt nêm, 1/3M tiêu, 1M hành tỏi băm, 1M đường, 1M giấm gạo lên men.
- Cà rốt dùng dao răng cưa xắn sợi. Dưa leo chẻ đôi, bỏ ruột, dùng dao răng cưa xắn miếng dày 0,5cm. Hành lá cắt khúc. Bột năng hòa với 1/3 chén nước. Ớt sừng xắt sợi ngâm vào nước.
- Pha nước xốt xào: 2M giấm gạo lên men, 1M đường, một ít nước, 1M bột năng
- Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, xào gan gà với lửa lớn, tiếp tục cho cà rốt vào xào với 2M nước, sau đó cho dưa leo và và 1M nước mắm, hành lá, ngò vào. Tắt lửa. Cho nước xốt xào vào.
Mách nhỏ:
- Mua gan còn nguyên vẹn, thịt chắc, màu hồng nhạt.
- Bỏ ruột dưa leo để món xào có độ giòn.

Đâu cần nhất nhất phải theo các công thức để làm bánh đúng hương vị truyền thống. Thay đổi và sáng tạo một chút, bạn vẫn có thể làm được những chiếc bánh trung thu đẹp mắt và cực ngon nữa.

 

Nguyên liệu:
- 3 củ khoai lang tím, 250g đậu phộng, 100g quả óc chó hoặc hạnh nhân, 1 muỗng canh bột nếp, 1 muỗng mật ong

Cách làm: - Khoai rửa sạch, để nguyên lớp vỏ bên ngoài, cho vào xửng hấp chừng 20 phút hoặc cho vào lò vi sóng đặt ở công suất cao trong khoảng 5-6 phút.
- Bóc vỏ khoai, phần bột dùng thìa to nghiền mịn, nhuyễn
- Trộn vào khoai 1 muỗng canh bột nếp và thìa to mật ong
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần khoai và bột rồi cho vào nồi hấp với lửa vừa chừng 15-20 phút.
- Trong khi chờ đợi, bạn hãy rang đậu phộng rồi xay nát cùng hạnh nhân hoặc hạt óc chó
- Cho tiếp 1 thìa mật ong vào đậu phộng, hạt óc chó, sao cho vê lại thành viên tròn không vỡ. Nhưng cũng đừng để nhân đậu phộng quá ướt
- Hỗn hợp bột nếp, khoai sau khi đã hấp, có thể dùng tay nặn thành hình tròn nhỏ, rồi ấn dẹt, đặt nhân đậu phộng vào bên trong. Khéo léo vê bánh thành hình tròn, sao cho không hở phần nhân.
- Cho bánh đã vo viên vào khuôn bánh trung thu để tạo hình. Khi lấy ra chỉ cần gõ nhẹ.

Qua lớp bột áo giòn rụm, da lươn cũng giòn theo. Tiếp đến là lớp thịt ngọt mềm, đậm đà gia vị ướp kỹ quyện hòa với dưa leo, rau răm và tương ớt hoặc tương xí muội... khiến món chiên dù ăn hoài vẫn không hề thấy ngán.

Nguyên liệu: 2 con lươn (1kg), 3 trái ớt sừng, 1 củ gừng, 1 củ tỏi, 1 chén nhỏ dầu ăn, 1/2 chén nước mắm ngon, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 gói bột chiên giòn.
Thực hiện:
- Lươn làm sạch, cắt khúc ướp với 1 chút nước mắm, chút hạt nêm, đường. Gừng gọt vỏ, xắt lát. Tỏi lột vỏ, đập dập băm nhuyễn.
- Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho gừng và ớt vào chảo, thả lươn vào đảo đều.
- Pha bột vào 1 chén nước ấm, nhúng lươn vào, chiên giòn, vớt ra trên giấy thấm dầu.
Đây là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon và bổ dưỡng
- Món này ăn kèm tương xí muội, rau răm và cơm trắng rất ngon.

Tôm sú tươi căng tràn vị biển, măng tây giòn ngọt thơm lừng mùi quế. Tất cả lại được hòa trộn với gia vị đặc trưng, mùi thơm dịu của ngò tây, chút beo béo, mằn mặn của phô mai sợi tan chảy, vị nồng nàn của bột quế hảo hạng...

Nguyên liệu: 200gr tôm sú, 200gr măng tây, 50gr phô mai sợi, 1 củ tỏi, 1 muỗng cà phê bột quế, 1 muỗng canh bơ, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 3 lá ngò tây, 2 trái cà chua, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 củ hành tím.

Món ăn nhiều màu sắc đẹp và chế biến nhanh gọn
Thực hiện:
- Măng tây rửa sạch, tước bỏ xơ để sau khi nấu măng không bị dai.
- Tôm sú bóc vỏ, bỏ đầu, chừa lại phần đuôi.
- Đun nóng 1/2 muỗng bơ trong chảo cho 1/2 phần tỏi và hành tím băm hoặc xay nhuyễn vào phi thơm. Trút tôm vào xào nhanh tay, nêm đường, nước mắm.
- Phi thơm tiếp phần bơ và hành tỏi còn lại. Cho măng tây vào đảo sơ, tiếp tục rắc bột quế vào.
- Cà chua thái hạt lựu, đổ chung vào măng đảo đều.
- Đổ măng vào chảo tôm, nêm lại cho vừa miệng.
- Bày măng tây và tôm ra đĩa sứ, rắc phô mai sợi, ngò tây thái nhuyễn lên mặt.
- Cho vào lò nướng khoảng 2 phút ở 1800C để phô mai chảy ra là được.
- Dùng nóng. Nếu thích, có thể chấm với muối tiêu chanh.

Thịt cá lóc thấm vị và thơm mùi tiêu, được bọc bên ngoài bởi lớp bột chiên gà giòn đậm đà vừa ăn. Rưới ít nước xốt gừng nữa là cả nhà có một món mặn ăn kèm cơm ngon tuyệt vời rồi!

Nguyên liệu:
Phi lê cá lóc: 300g; Gừng sợi: 20g; Ớt sợi: 1/2 trái; Hành băm (vắt lấy nước, giữ xác): 1M; Tỏi băm (vắt lấy nước, giữ xác): 1M; Nước dùng: 1/2 chén; Hành lá: 1 cọng; Dầu ăn, dầu hào, tương ớt, bột bắp, tiêu, đường; Nước tương; Bột ngọt; Bột Chiên Gà Giòn.
Cách làm:
- Phi lê cá lóc cắt miếng xéo dày 1cm, ướp với nước hành tỏi và 1/2m tiêu xay.
- Làm xốt: Đun nóng dầu, phi thơm hành tỏi băm và gừng cắt sợi. Thêm 2M nước tương, 1M tương ớt, 1M dầu hào, 1M đường, 1/2M bột ngọt. Thêm tiếp 1/2 chén nước dùng đã hòa 1M bột bắp. Nấu hỗn hợp sôi và sệt lại.
- Đun nóng dầu ăn, lần lượt tẩm cá với bột chiên gà giòn, chiên cá chín vàng giòn, vớt ra để ráo.
- Xếp rau ăn kèm ra đĩa, xếp phi lê cá chiên giòn lên trên, rưới hoặc chấm chung với xốt gừng. Trang trí ngò rí, ớt sợi. Dùng kèm cơm trắng.
Món ăn có mùi vị thơm ngon, chắc chắn sẽ rất đưa cơm
Mách nhỏ:
- Ướp cá với nước hành tỏi để khi chiên cá thơm mà không bị cháy.
- Phi thơm gừng xắt sợi để nước xốt có mùi gừng đặc trưng.

Món gỏi có vị chua nhẹ của xoài, vị đậm đà của tôm rim hòa quyện vào nhau đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn.

Nguyên liệu:
- 1 quả xoài xanh hơi vàng.
- 100 g tôm khô rim sẵn.
- Rau răm, tương ớt, bánh đa nướng.
Cách chế biến:
- Làm tôm khô rim: 500 g tôm khô ngâm nở mềm trong khoảng 3 tiếng (bạn có thể làm nhiều để dành ăn từ từ). Tôm sau khi ngâm mềm, xả với nước lạnh nhiều lần rồi vớt ra để ráo nước.
- Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào sơ, tiếp đến cho 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 1 thìa canh bột nêm, 1 thìa cà phê màu hạt điều (nếu thích) rồi đảo thật điều. Tiếp đến cho khoảng 1/2 chén nước lọc vào, rim nhỏ lửa đến khi nước rút, tôm thấm gia vị và cứng lại là được.
goi-2-9378-1379588799.jpg
- Xoài gọt vỏ, bằm nhuyễn rồi thái sợi. Cho tôm khô rim, tương ớt, rau răm thái nhỏ vào trộn đều.
goi-1-9997-1379588800.jpg
- Cho gỏi xoài ra đĩa, rắc lên ít tôm cháy, hành phi. Ăn kèm là bánh đa nướng hoặc bánh phồng.

Mắm cà pháo chua ngọt ăn với cơm nóng, vừa ăn vừa hít hà, trái cà pháo "nổ" bốp bốp trong miệng và vị chua chua cay cay ngọt mặn.

Nguyên liệu

1 lb Cà pháo nhỏ
Muối
90 gr dấm táo
90 gr đường
90 gr nước mắm
150 gr nước lọc
Tỏi, ớt bằm nhuyễn
Vài tép tỏi
1 củ gừng
1 củ riềng
Hủ sạch, có nắp đậy và lưới (tre) để chặn

Các bước thực hiện

  1. 1
    - Cà Pháo đem về phơi nắng 1 ngày hoặc cả nhà có thể cho vào lò nướng, ko bật lò, nhưng mở cửa và bật đèn cho khoảng 1/2 ngày cho cà hơi héo 1 chút.
  2. 2
    - Cà Pháo sau khi phơi khô thì rửa sạch, cắt cuống nhưng đừng cắt sát, vẫn chừa lại chút xanh của cuống cà, đừng cắt phạm vào sâu sẽ làm cho cà dễ bị thâm đen và úng khi muối
  3. 3
    - Sau khi cắt cho cà vào nước với nhiều muối (độ mặn nhiều) ngâm cà 3 hours thì lấy ra ngâm lại lần nữa, ngâm khoảng 3 lần cho cà ra bớt chất độc.
    - Không cần vớt cà pháo ra nha vì khi vớt cà ra sớm cà dễ bị thâm đen lắm.
    - Bắt 1 nồi nước cho sôi, cho vào nồi 1 ít muối và 1 ít đường, nếm sao cho vị mặn mặn là được, ko cần quá mặn nha cả nhà.
  4. 4
    - Dùng 1 hủ sành, hoặc thủy tinh sạch, lớp dưới đáy 1 lớp muối, xếp cà vào hủ, lại tiếp 1 lớp muối, 1 lớp cà cho đến khi hết cà. Lớp trên cùng là lớp muối.
    - Chế nước muối đã đun sôi và vẫn còn hơi ấm vào hủ cà.
    - Cho vài tép tỏi vào hủ cà cho thơm
    - Dùng lưới tre chặn cho nước muối ngập hết cà, đậy kín.
    - Cà sẽ chua sau 2 - 3 ngày.
    - Cà pháo muối chua thành công khi cà vẫn còn giữ độ giòn và trắng.
  5. 5
    Nước sauce:
    - Cho 90 gr dấm táo, 90 gr đường, 90 gr nước mắm và 75 gr nước vào 1 cái nồi nhỏ, bắt lên bếp cho đến khi sôi nhẹ
    - 75 gr nước còn lại cho vào 1 chút bột năng khuấy cho tan đều bột
    - Chế từ từ nước bột năng vào nồi nước mắm trên bếp, để lửa thật nhỏ, khuấy thật nhanh tay cho 2 hỗn hợp hòa vào nhau và không bị vón cục..
    - Nêm nếm lại vừa đủ độ mặn chua ngọt và độ sệt vừa phải thì tắt bếp, để nguội
    - Cho tỏi và ớt bằm vào trộn đều tay
  6. 6
    - Cà pháo sau khi muối thì lấy ra cắt làm đôi hoặc để nguyên trái
    - Gừng và riềng cắt lát mỏng dài
    - Cho cà pháo, gừng và riềng vào 1 cái tô lớn, cho đầy sauce vào cà, trộn đều tay cho cà pháo thấm hoàn toàn vào sauce
    - Cho hỗn hợp cà với sauce vào hủ có nắp đậy, cất vào tủ lạnh sau 2 ngày có thể ăn được.
  7. 7
    * Nếu ko có thời gian làm sauce chua ngọt, cả nhà có thể mua chai sauce chua ngọt loại chấm chả giò của Thailand và làm y chang những bước trên nha

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bánh trung thu khoai lang tốt cho sức khỏe và ít ngán hơn bánh truyền thống. Có thể thay thế sữa đặc bằng đường ăn kiêng dành cho người không thích béo.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Nguyên liệu:
    -          500g khoai lang tím
    -          40ml kem tươi whipping cream
    -          70g sữa đặc có đường
    -          200g hạt sen tươi
    -          100g đường cát
    -          20g bột bánh dẻo
    -          70g dầu ăn
    Thực hiện:
    -          Khoai lang rửa sạch, đem luộc chín rồi bóc vỏ.
    -          Cho khoai vào cối giã cho mịn hoặc nghiền bằng máy xay.
    -          Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen, đem hấp chín rồi tán nhuyễn với đường.
    -          Xào hạt sen với dầu ăn và thêm chút bột bánh dẻo cho khô ráo. Để nguội rồi vo thành từng viên.
    -          Trộn khoai lang với kem tươi và sữa đặc rồi chia thành từng phần nhỏ. Tùy theo ý thích mà tăng giảm lượng khoai so với nhân.
    -          Dàn mỏng khoai ra rồi đặt phần nhân vào bọc kín lại. Cho vào khuôn bánh ép chặt (có quét chút dầu ăn để chống dính) rồi lấy ra thưởng thức.

 Hướng dẫn làm món xôi mặn nướng mía cực hấp dẫn và lạ miệng cho cả nhà thưởng thức

Nguyên liệu

Xôi nếp Bắc (xôi trắng)2chén
Lạp xưởng2cây
Thịt xá xíu50gr
Mía lau 4khúc
Tỏi bằm2muỗng canh
Mỡ hành1muỗng canh
Dầu ăn, nước tương, hạt nêm, tiêu
Vị ngọt từ mía làm tăng độ dẻo mịn và hương vị thơm ngon cho món xôi.

Các bước thực hiện

  1. 1
    Mía rửa sạch, để ráo, lạng bớt thân lấy lõi có đường kính khoảng 5 cm.
    Lạp xưởng chiên sơ qua dầu. Lạp xưởng, xá xíu xắt lát rồi xắt nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho lạp xưởng, xá xíu vào, nêm ít hạt nêm, đảo sơ. Cho lạp xưởng, xá xíu vào tô, cho xôi vào, trộn đều.
  2. 2
    Bắt (viên) xôi thành nắm, bao quanh lõi mía, xếp xôi lên vỉ đã phết dầu, nướng vàng mặt.

    Cho ra đĩa, thoa mỡ hành lên. Dùng nóng.
     

    xôi mặn nướng mía
Nguyên liệu
350g thịt giò nạc giò heo, 150g kim chi, 3 tép tỏi, 1 quả ớt hiểm.
Gia vị: muối, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu ăn.

Thực hiện
– Thịt giò heo cạo sạch lông, xát muối, rửa sạch, chặt khoanh dày 2cm.  Ướp với 1 m hạt nêm.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn cùng với ớt.
– Làm nóng 2 M dầu ăn, cho giò heo vào, rán vàng hai mặt.
– Vớt ra, ướp 2 M nước mắm, 1/2 m đường và 1/2 m muối.
– Thắng vàng 1 M dầu ăn với 1 m đường, cho tỏi và ớt băm vào xào thơm.
– Cho thịt giò heo vào kho trên lửa nhỏ, thêm 5 M nước sôi vào kho.
– Khi giò heo chín, cho kim chi vào kho thêm 5 phút, tắt bếp.
Mách bạn : Nếu thích vị cay, khi kho bạn cho thêm 1,5 thìa súp tương ớt để món giò lợn ăn hấp dẫn hơn.
Nguyên liệu
100g cá viên đóng gói
2 quả mướp đắng (khổ qua)
1 bát nước dùng
3 thìa bột nêm
Hành lá, hạt tiêu

Thực hiện
Mướp đắng chọn loại mắt thưa, quả căng bóng sẽ ngon hơn. Rửa mướp đắng, thái khoanh dày vừa ăn, bỏ ruột. Hành lá thái nhuyễn, đun sôi nước dùng, nêm bột nêm vừa ăn. Cho mướp đắng vào nồi nước dùng nấu chín, cho tiếp cá viên vào, nấu khoảng 2 phút là được. Múc canh ra bát, rắc hành lá và tiêu lên mặt
Thưởng thức
Món canh này dùng nóng với cơm trắng, chấm kèm với nước mắm pha vài lát ớt rất ngon.
Design by Hao Tran -