Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn nấu ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng dẫn nấu ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Với những nguyên liệu dễ kiếm như trấu, dầu thực vật, muối, bạn có thể tận dụng để cất trữ trứng được tươi và lâu ngày.

- Bôi lên trứng lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng..., trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ 25-32 độ C.
 
- Để trứng mới (trứng phải còn lành lặn, chưa bị dập vỡ) vào trong vò hoặc bình sạch sẽ khô ráo, đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình, nước phải cao hơn trứng 20-25 cm, với cách này ta có thể giữ trứng được 3-4 tháng. Khi cất giữ cần phải bảo đảm được các điều kiện sau:
 
+ Mùa hè không được để vò hoặc bình đựng trứng ở chỗ có ánh nắng mặt trời chiếu vào mà phải để nơi râm mát, thoáng gió.
 
+ Mùa đông không để nơi quá lạnh nhưng cũng phải đảm bảo thoáng mát. Cũng có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ khoảng 5% ngâm nửa tiếng rồi vớt ra phơi khô trước khi cho trứng vào bình hoặc vò cất giữ, làm như vậy có thể bảo quản trứng trong thời gian khá dài.
 
 
- Rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng đựng, cứ một lớp trấu trải một lớp trứng cho đến khi đầy thùng, cuối cùng dùng bìa bịt kín thùng, để thùng nơi râm mát, làm như vậy có thể bảo quản trứng được trong vài tháng. Trường hợp không có trấu ta có thể thay bằng mùn cưa gỗ hoặc tro để thay thế, cứ 20 ngày kiểm tra trứng một lần.
 
- Hoà tan một kg dung dịch silicát natri vào 9 lít nước sôi, sau đó để nguội rồi đổ vào trong bình đựng trứng gà, mặt nước phải để cao hơn trứng từ 5 cm trở lên, bịt kín miệng bình để nơi râm mát, thông gió. Vào mùa hè bằng cách này ta có thể bảo quản được trứng trong 2-3 tháng.
 
- Cũng có thể cho trứng vào để cùng với các loại lương thực phụ như: đậu tương, đậu đen... như vậy trứng cũng có thể bảo quản trong một thời gian dài mà không sợ bị hỏng.
   
- Cất trứng vào trong bã chè khô sạch, để nơi thoáng mát, có thể bảo quản trong vòng 2-3 tháng không bị hỏng.
 
- Vào mùa hè thời tiết nóng nực, nếu cho trứng vùi vào trong muối, trứng cũng bảo quản được lâu.
    
- Trừng gà vừa mới mua về nên dùng nylon giữ tươi hoặc loại giấy bóng dùng để nướng thức ăn bọc trứng lại, như vậy trứng cũng để được trong một thời gian dài.
 

 
- Sau khi mua trứng gà về, dùng khăn ướt lau qua rồi cho vào tủ lạnh (để dựng quả trứng lên), đầu to quả trứng hướng lên trên, như vậy để được khá lâu.
 
- Trứng gia cầm không nên để cùng với gừng, hành tây, như vậy trứng sẽ hỏng rất nhanh.

Vịt nấu chao, mì vịt tiềm hay vịt om sấu là những món ăn ngon miệng dành cho gia đình bạn vào ngày cuối tuần.

1. Vịt nấu chao
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt cỏ (khoảng 600 g).
- Chao đỏ 4 miếng; chao trắng 4 miếng. 1 củ khoai môn, 1 trái dừa tươi.
- Các loại gia vị như: đường, hạt nêm, tỏi, ớt, tiêu, hành, dầu hạt điều...
Cách chế biến:
- Khoai môn gọt vỏ, thái quân cờ. Bạn nhớ ngâm khoai trong nước sạch để cho hết nhựa và không bị thâm đen.
- Vịt rửa sạch, rửa lại với rượu trắng và gừng để khử mùi. Chặt vịt thành từng khúc vừa ăn, ướp với các loại gia vị như hành tím, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, tiêu, dầu hạt điều, chao đỏ và chao trắng, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
- Vịt sau khi ướp được xào sơ cho thịt hơi săn lại. Cho nước dừa tươi vào nấu nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.
- Cuối cùng cho khoai môn vào nấu đến khi khoai chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn là được. Vịt nấu chao ngon nhất là dùng ngay khi còn nóng và ăn kèm với bún tươi.
2. Mì vịt tiềm
Nguyên liệu:
- 2 đùi vịt làm sạch, 500 g xương heo ninh lấy nước dùng.
- 2 hoa hồi, 3 đinh hương, 1 nhánh quế, ít vỏ quýt khô, 10 tai nấm đông cô, nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường.
- 4 vắt mì trứng sợi nhỏ, 1 bó cải thìa hoặc cải ngọt tùy ý thích.
vit-4-1378459520.jpg
Cách chế biến:
- Đùi vịt rửa sạch, chà xát lại với rượu trắng, dùng khăn sạch lau khô. Ướp với tỏi băm, hạt tiêu, nước tương, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó chiên vàng.
- Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Các hương liệu cho vào chảo rang thơm. Cải thìa, hành lá rửa sạch. Xương heo rửa sạch, cho vào ninh lấy nước dùng. Vớt bỏ xương heo, gừng để vỏ, rửa sạch và nướng vàng cho vào nước dùng.
- Các loại hương liệu sau khi rang cho vào túi vải cột chặt rồi thả vào nước dùng. Sau đó cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Mì trứng chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra rổ để ráo. Cải thìa cho vào nồi luộc chín với ít dầu ăn và ít muối để cải bóng. Cải chín vớt ra cho ngay vào nước lạnh để cải giữ được màu xanh đẹp mắt.
- Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, tai nấm, hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào là bạn đã có bát mì vịt tiềm thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà cùng thưởng thức.
3. Lẩu vịt om sấu
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt cỏ, 10 quả sấu xanh.
- 1 bó rau muống, 1 củ khoai môn, 1 kg mì chũ hoặc bún tươi.
- Ớt, ngò om, hạt nêm, muối, đường, tiêu.
vit-3-1378459520.jpg
Cách chế biến:
- Vịt rửa sạch với nước muối, rửa lại với rượu trắng để không bị hôi. Để ráo nước, thái thành từng khúc vừa ăn rồi ướp với gia vị hạt nêm, muối, tiêu, đường trong khoảng 15 phút.
- Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch thái quân cờ.
- Phi thơm hành, cho thịt vịt vào xào săn, tiếp đến cho sấu vào đảo sơ. Cho nước lọc, khoai môn vào rồi đun chín. Nêm lại gia vị vừa ăn.
- Lẩu vịt om sấu ăn kèm với rau muống, mì chũ hoặc bún tươi.

Với món dạ dày trộn cay này, bạn sẽ dễ dàng chinh phục được khẩu vị của các “thực khách” quen thuộc. Vì thế, thỉnh thoảng chị em hãy thử đổi khẩu vị cho cả nhà bằng các món ăn chế biến từ dạ dày nhé!

Nguyên liệu:
- 1 cái dạ dày lợn (dạ dày nên mua loại vừa phải, không quá to và có màu trắng hồng)
- Rau mùi tây
- Vừng rang chín
- Gia vị: Dầu ớt, nước tương, giấm và đường
Cách làm:
- Món dạ dày trộn cay có được ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn làm sạch, vì thế bạn cần phải thực hiện bước này kỹ càng, cẩn thận.
- Đầu tiên bạn lộn trái dạ dày, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy; sau đó cho bột mỳ vào bóp kỹ để dạ dày ra nhớt. Tiếp tục bóp muối nhiều lần rồi chần dạ dày với nước sôi, vớt ra rửa lại và chà xát với chanh cho dạ dày thật trắng. Cuối cùng bạn lộn dạ dày ngược lại và cạo bỏ lớp mỡ dính vào nó là được.
- Muốn dạ dày mềm ngon sau khi đã làm sạch, hãy lấy một ít gạo (ngâm qua nước) nhồi vào trong, rồi luộc khoảng nửa giờ cùng với gừng tươi thái lát và chút rượu nấu, vớt dạ dày ra, bỏ phần cơm bên trong đi, lúc này dạ dày sẽ rất mềm, có thể dùng ngay hoặc làm gỏi rất ngon.
- Cắt dạ dày thành từng miếng dài, nhỏ cỡ 0.5 – 0.7 cm tùy ý.
- Trộn đều 1 muỗng canh dầu ớt, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm (hoặc nước cốt chanh) thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Trút dạ dày vào hỗn hợp này, trộn đều, để khoảng chừng 30 phút cho dạ dày thấm vị,
- Trước khi ăn, thêm rau mùi và vừng rang chín vào, trộn lại lần nữa rồi trút dạ dày ra đĩa.

Thành phẩm:Dạ dày lợn là món khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh món luộc đơn giản nhưng đặc biệt ngon khi ăn kèm nước mắm chấm chua cay thì bạn có thể biến tấu thứ nguyên liệu quen thuộc thành vô số món ăn lạ miệng khác. Dạ dày trộn cay giòn thơm hương vừng rang, ăn sần sật với đủ vị chua, cay, mặn ngọt thấm đậm trong từng thớ dạ dày đem lại cảm giác cực kỳ thích thú.

Canh đậu phụ non nấu nấm vừa thanh mát, vừa có vị ngọt của nước dùng xương đem lại cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình.

Nguyên liệu:
- 1 cây đậu phụ non Nhật Bản hoặc 4 bìa đậu phụ non.
- 1 gói nấm kim châm; 100g nấm bào ngư; 100g cải thảo.
- 1 kg xương ống; hành lá, ngò rí; hạt nêm, đường, muối.
Cách chế biến:
- Đậu phụ non thái lát dày vừa ăn.
canh4-1378639462.jpg
- Các loại nấm rửa sạch, cải thảo rửa sạch, thái lát nhỏ. Hành lá, ngò rí rửa sạch.
canh-5-1378639462.jpg
- Xương heo rửa sạch, cho vào nồi áp suất ninh để lấy nước dùng. Sau khi ninh xong, cho phần nước dùng sang một nồi nhỏ rồi đun sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn rồi cho cải thảo vào. Tiếp đến cho các loại nấm vào. Sau cùng là đậu phụ, hành lá rồi tắt bếp.
canh-6-1378639462.jpg
- Múc canh ra bát rồi dùng nóng với cơm trắng. Đây là món canh rất dễ chế biến, bạn có thể dùng trong bữa cơm trưa hoặc tối đều được.

Thịt bò mềm thật mềm ăn ngon ơi là ngon, đã vậy còn có vị beo béo của xốt nữa, bông thiên lý cũng tươi ngọt không kém, cắn vào một miếng là ngọt mát cả ruột.

Nguyên liệu:
Bò phi lê : 200g; Bông thiên lý : 100g; Tỏi băm : 1M; Nước tỏi : 1M; Hành tím băm : 1M; Ớt sừng : 2 trái; Bơ lạt : 20g; Mè rang, tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn; Nước tương; Bột ngọt; Xốt.
Cách làm:
- Thịt bò cắt lát mỏng ướp với 1M nước tỏi, 1M hành tím băm, 1.5M xốt, 1M nước tương, 1/2M đường, 2M bột ngọt trong 10'.
- Bông thiên lý rửa sạch để ráo. Ớt sừng bỏ hạt, cắt miếng hình thoi.
- Cho 1 cái đĩa bằng gang lên bếp đun nóng vừa, cho hành tỏi băm và bơ vào xào thơm, cho bò vào xào sơ với lửa lớn cho bông thiên lý, ớt sừng vào xào chín.
Ăn trực tiếp trên đĩa dùng nấu, kèm với bánh mì hoặc cơm
Mách nhỏ:
- Đĩa gang phải thật nóng để khi xào bò không bị ra nước và bông thiên lý chín nhưng vẫn giữ được độ xanh và giòn.
- Có thể dùng chảo nhưng đĩa gang giúp món ăn giữ nóng lâu hơn. Có thể thay hoa thiên lý bằng khổ qua bào.

Các bữa ăn với thịt thà đã ngán quá thì các chị em hãy chuyển sang sử dụng gan gà để chế biến bữa ăn cho gia đình mình nhé. Ngoài ra, gan gà còn cung cấp chất sắt và vitamin A cho cơ thể nữa đó!

Nguyên liệu:
Gan gà: 150g; Dưa leo: 2 trái; Cà rốt: 50g; Hành lá: 3 nhánh; Ớt sừng: 1 trái; Tỏi băm: 1M; Hành tím băm: 1M; Bột năng: 1M; Ngò rí; Nước mắm, đường, tiêu, muối, dầu ăn; Hạt nêm; Giấm gạo lên men.
Cách làm:

Múc ra dĩa, trang trí với ngò rí, rắc tiêu, dùng nóng với cơm

-Gan gà làm sạch, xát muối, xả sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp 1/2M hạt nêm, 1/3M tiêu, 1M hành tỏi băm, 1M đường, 1M giấm gạo lên men.
- Cà rốt dùng dao răng cưa xắn sợi. Dưa leo chẻ đôi, bỏ ruột, dùng dao răng cưa xắn miếng dày 0,5cm. Hành lá cắt khúc. Bột năng hòa với 1/3 chén nước. Ớt sừng xắt sợi ngâm vào nước.
- Pha nước xốt xào: 2M giấm gạo lên men, 1M đường, một ít nước, 1M bột năng
- Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi, xào gan gà với lửa lớn, tiếp tục cho cà rốt vào xào với 2M nước, sau đó cho dưa leo và và 1M nước mắm, hành lá, ngò vào. Tắt lửa. Cho nước xốt xào vào.
Mách nhỏ:
- Mua gan còn nguyên vẹn, thịt chắc, màu hồng nhạt.
- Bỏ ruột dưa leo để món xào có độ giòn.

Đâu cần nhất nhất phải theo các công thức để làm bánh đúng hương vị truyền thống. Thay đổi và sáng tạo một chút, bạn vẫn có thể làm được những chiếc bánh trung thu đẹp mắt và cực ngon nữa.

 

Nguyên liệu:
- 3 củ khoai lang tím, 250g đậu phộng, 100g quả óc chó hoặc hạnh nhân, 1 muỗng canh bột nếp, 1 muỗng mật ong

Cách làm: - Khoai rửa sạch, để nguyên lớp vỏ bên ngoài, cho vào xửng hấp chừng 20 phút hoặc cho vào lò vi sóng đặt ở công suất cao trong khoảng 5-6 phút.
- Bóc vỏ khoai, phần bột dùng thìa to nghiền mịn, nhuyễn
- Trộn vào khoai 1 muỗng canh bột nếp và thìa to mật ong
- Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần khoai và bột rồi cho vào nồi hấp với lửa vừa chừng 15-20 phút.
- Trong khi chờ đợi, bạn hãy rang đậu phộng rồi xay nát cùng hạnh nhân hoặc hạt óc chó
- Cho tiếp 1 thìa mật ong vào đậu phộng, hạt óc chó, sao cho vê lại thành viên tròn không vỡ. Nhưng cũng đừng để nhân đậu phộng quá ướt
- Hỗn hợp bột nếp, khoai sau khi đã hấp, có thể dùng tay nặn thành hình tròn nhỏ, rồi ấn dẹt, đặt nhân đậu phộng vào bên trong. Khéo léo vê bánh thành hình tròn, sao cho không hở phần nhân.
- Cho bánh đã vo viên vào khuôn bánh trung thu để tạo hình. Khi lấy ra chỉ cần gõ nhẹ.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Nguyên liệu: (cho 4 phần ăn)

Mực một nắng: 300g (1 con)
Bột bắp: 1 M lớn / Muối: 1/4 m nhỏ
Bột nêm: 1/2 m nhỏ / Tiêu: 1/4 m nhỏ 

Mực một nắng
Chế biến:
– Mực một nắng rã đông, rửa sạch, để ráo nước. Ướp gia vị vào mực để 15 phút cho thấm. Thoa bột bắp đều hai bên mực.
– Dùng hai cái vá lưới ép mực vào giữa cho vào chảo dầu sôi, giữ hai vá độ vài phút để mực không bị cuốn lại. Khi thấy mực vừa vàng có thể bỏ vá trên ra, chiên thêm vài phút nữa đến khi mực vàng đều là được.
– Vớt mực ra, dùng dao cắt miếng ngang thân rồi xếp ra dĩa. Mực chiên dòn ăn với tương ớt.
– Đầu bếp Đặng Đức Tuấn, khách sạn Đệ Nhất -

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Làm nước dùng từ nước hầm xương, lọc sạch.
- Cá thác lác và thịt xay quết nhuyễn với gia vị. Cho thì là và hành lá thái nhỏ vào quết chung.
- Dồn chả cá vào ruột trái ớt.
- Cá lóc lạng lấy phi – lê thái mỏng, luộc sơ.
- Phi dầu sôi rồi cho cà chua vào xào. Cho nước dùng vào nêm vừa ăn.
- Nước dùng sôi, cho chả cá đã nhồi vào, cho tiếp cá lóc vào. Rắc hành, thì là lên.
- Chan vào tô đã có bún.

Cho củ riềng, sả cây, lá chanh, nấm rơm, hành tím, nước cốt chanh, bột ớt chua ngọt, tôm vào và nấu đến khi vừa chín tới.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Làm nước dùng từ nước hầm xương, lọc sạch.
- Cá thác lác và thịt xay quết nhuyễn với gia vị. Cho thì là và hành lá thái nhỏ vào quết chung.
- Dồn chả cá vào ruột trái ớt.
- Cá lóc lạng lấy phi – lê thái mỏng, luộc sơ.
- Phi dầu sôi rồi cho cà chua vào xào. Cho nước dùng vào nêm vừa ăn.
- Nước dùng sôi, cho chả cá đã nhồi vào, cho tiếp cá lóc vào. Rắc hành, thì là lên.
- Chan vào tô đã có bún.

Món Thái có đặc tính là giàu màu sắc và hương vị, súp tôm chua cay là một điển hình.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Đun sôi nước dùng.
- Cho củ riềng, sả cây, lá chanh, nấm rơm, hành tím, nước cốt chanh, bột ớt chua ngọt, tôm vào và nấu đến khi vừa chín tới.
- Cho tiếp nước mắm và nước cốt chanh vào, nấu đến khi chín.
-Nêm vừa ăn và cho ra tô, trang trí với ngò rí và thưởng thức.

Để thưởng thức bún trộn tôm tại văn phòng vào buổi trưa, bạn có thể sơ chế toàn bộ nguyên liệu tại nhà rồi mang theo, khi ăn chỉ việc rưới nước mắm chua ngọt và trộn đều; với món này bạn thậm chí còn không cần phải làm nóng mà vẫn có một món ngon, đủ chất cho bữa trưa.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:
Bún rửa qua với nước lạnh. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, thả bún khô vào, đun lại khoảng 3 – 4 phút, tránh đun quá lâu bún sẽ bị nhũn. Sau đó đổ ra một cái rổ rồi nhúng luôn vào nước lọc rồi mới để ráo nước, việc này vừa giúp sợi bún không dính vào nhau vừa để cho bún được giòn hơn.
Bước 2:
Hành khô bỏ vỏ, thái dọc củ thành những lát mỏng. Bắc chảo dầu lên bếp, đun sôi dầu (càng nhiều dầu thì việc hành vàng và giòn càng nhanh) thả hành vào phi thơm. Lưu ý là nhiệt độ dầu khá cao nên bạn phải nhanh tay kẻo hành sẽ bị cháy đấy. Sau khi hành vàng, vớt ra để lên giấy thấm dầu.
Bước 3:
Cho tôm vào chảo vừa phi hành, nêm chút gia vị, hạt tiêu cho vừa miệng. Đảo đều khoảng 4 phút là tôm chín.
Bước 4:
Cà rốt bỏ vỏ, thái sợi. Dưa chuột rửa sạch, thái sợi có chiều dài bằng với cà rốt.
Bước 5:
Pha nước mắm chua ngọt: hòa 2 muỗng mật ong với 1 bát ăn cơm nước lọc ấm sau đó thêm 2,5 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm vào khuấy đều, cuối cùng thả gừng xát nhỏ, ớt băm vào trộn đều.
Bước 6:
Khi ăn bạn sắp bún vào tô, xếp cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, rau thơm, rắc lạc rang lên trên rồi rưới nước mắm chua ngọt.
Mùa hè oi nóng, bạn chỉ muốn dùng những món ăn ít dầu mỡ, có nhiều rau xanh, vừa mát nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Món bún trộn tôm này là một gợi ý không tồi cho bạn! Để thưởng thức bún trộn tôm tại văn phòng vào buổi trưa, bạn có thể sơ chế toàn bộ nguyên liệu tại nhà rồi mang theo, khi ăn chỉ việc rưới nước mắm chua ngọt và trộn đều; với món này bạn thậm chí còn không cần phải làm nóng mà vẫn có một món ngon, đủ chất cho bữa trưa. Để món bún trộn tôm thơm và đậm vị hơn, bạn có thể vắt thêm chút chanh khi ăn nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Trời nóng bạn ăn gì cũng chẳng thấy ngon miệng, mà nhất là mấy món nước nóng hổi vừa ăn vừa đổ mồ hôi. Sao bạn không thử làm món phở gà trộn đi làm ăn trưa nhỉ, thật dễ làm, mà chẳng cần đi ra ngoài vừa tốn thời gian, vừa không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Gà rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc chín với tí muối. Khi gà đã chín, vớt ra, để nguội, xé hoặc chặt miếng nhỏ vừa ăn. Nước luộc gà để nấu nước lèo.
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ, tỏi băm nhuyễn, hành tây thái sợi mỏng. Rau quế và giá đỗ rửa sạch để ráo.
Làm nước xốt: trong một nồi khác, làm nóng dầu ăn, cho hành tím, tỏi vào đảo cho thơm rồi thêm 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh tương đen ăn phở, 2 muỗng cà phê đường, tí bột nêm, khoảng 100ml nước luộc gà nấu sôi, nêm lại cho vừa khẩu vị, khuấy tí bột năng với nước cho vào để tạo độ sệt.
Phở ngâm mềm rồi luộc chín, rửa qua với nước lạnh, để ráo. Nếu làm phở tươi bạn chỉ cần trụng qua lại nước sôi cho sạch
Dùng nước luộc gà lúc trước, nấu cho sôi, nêm vào viên gia vị phở gà cùng tí hành tây cho thơm. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, rắc chút hành lá vào.
Cho giá vào tô, bên trên là bánh phở rồi tới thịt gà, cuối cùng bạn rưới nước xốt lên, rắc hành lá, hành phi tuỳ thích trộn đều, ăn kèm với chén nước lèo và rau quế.
Trời nóng bạn ăn gì cũng chẳng thấy ngon miệng, mà nhất là mấy món nước nóng hổi vừa ăn vừa đổ mồ hôi. Sao bạn không thử làm món phở gà trộn đi làm ăn trưa nhỉ, thật dễ làm, mà chẳng cần đi ra ngoài vừa tốn thời gian, vừa không đảm bảo vệ sinh
Món phở gà trộn này chế biến không khó như món phở truyền thống nhưng ăn lại rất ngon, với vị ngọt mát của giá đỗ trộn đều với bánh phở hoà quyện cùng nước xốt không tạo cho bạn cảm giác nóng nực trong tiết trời oi bức. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món phở gà trộn nhé!

Cánh gà sốt tương có vị đậm đà rất ngon mà bạn khó lòng có thể từ chối. Để thay đổi khẩu vị của bữa cơm gia đình bạn hãy thử làm món này nhé.

 

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:

- Dùng dao chặt cánh gà làm đôi, chần sơ cánh gà qua nồi nước sôi, dùng dao khía vài đường lên thân cánh gà để khi ướp nhanh thấm gia vị, để ráo.
- Sau đó ướp vào bát cánh gà một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, một thìa canh mật ong và một ít hạt tiêu, đậy kín để khoảng 2-3 tiếng để cánh gà được thấm.

Bước 2:

- Cánh gà sau khi ướp, gắp cành gà ra đĩa và lăn qua một lớp bột năng, dùng tay rủ bỏ những bột thừa.

Bước 3:

- Đun nóng nồi nhỏ, cho dầu ăn vào, dầu nóng cho cánh gà vào rán vàng đều hai mặt,

Bước 4:

- Gắp cánh gà ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.

Bước 5:

- Dùng chảo, phi tỏi thơm, cho tương cà chua và một ít dầu hào vào chảo đun sôi, nêm vào một ít đường và một ít nước lọc.

Bước 6:

- Cho phần cánh gà đã rán ở bước 4 vào đảo đều, tiếp tục đun sôi đến khi phần nước sốt sánh đặc và phần tương cà chua bám đều quanh cánh gà, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
- Tắt bếp, gắp ra đĩa, bên trên rắc một ít hành lá thái nhỏ, dùng nóng với cơm.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món cánh gà sốt tương!


Thỉnh thoảng mẹ có thể đổi món cho bé bằng cách làm những món “fast food” cho bữa phụ từ đậu chickpeas giàu dinh dưỡng, mà hoàn toàn không sợ bé thừa chất béo nhờ thành phần nguyên liệu xanh.
 
Nguyên liệu: 
  • 200g đậu chickpeas
  • 100g bột chiên giòn
  • 400g giò sống
  • 1 củ hành tây
  • 2 nhánh tỏi băm
  • 2 thìa súp tỏi tây băm nhỏ
  • 1 thìa cà phê hạt nêm v 1/2 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu
Các bước thực hiện: 
1
Đậu chickpeas ngâm với nước ít nhất 12 tiếng cho đậu mềm, để ráo. Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
2
Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng tỏi, hành tây, muối, hạt nêm, tiêu, tỏi tây, xay nhuyễn. Trút ra tô, cho giò sống vào, quết đến khi mịn đều.
3
Vo tròn hỗn hợp giò sống. Lăn qua bột chiên giòn, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng.
4
Làm nóng dầu trong nồi chiên hoặc chảo sâu lòng, thả các viên đậu vào chiên vàng đều là được. Viên giò sống chín vớt ra để thấm dầu, cắt làm đôi, cho bé dùng với tương cà

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Mùa sấu đã vào độ. Những mẻ sấu tươi ngon đã được hái xuống, bày bán rất nhiều trên các con phố của Hà Nội. Các bà, các mẹ, các chị khéo tay, hay lam hay làm, mau mau trổ tài nấu nướng của mình với loại chua chua, giòn giòn vô cùng hấp dẫn này đi nào.

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến món vịt om sấu:
- 1 con vịt đã làm sạch khoảng 1kg -1,2kg
- 10 -12 quả sấu
- 0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
- 5- 6 củ hành tím
- 10 lá mùi tàu
- Muối, tiêu, hành, ớt sừng 1 quả ,gừng, nước mắm,1 củ tỏi, 5 củ sả

Nguyên liệu cho món vịt om sấu
Cách nấu vịt om sấu:
- Vịt xát rượu gừng cho bớt hôi, chặt miếng vừa ăn đừng chặt nhỏ quá. Nhớ cắt phần trên phao câu vứt bỏ.
- Hành, tỏi, sả xắt lát mỏng.
 
Ướp gia vị cho ngấm đều
- Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả) . Để 30 phút cho ngấm.
 
Khoai sọ cạo sạch
- Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5ph rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay
 
Cạo sạch vỏ sấu
- Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh
- Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
 
Cho vịt vào xào săn
- Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
- Cho sấu vào nồi đổ nước cho ngập thịt.
vịt om sấu 5 Cách nấu món vịt om sấu ngon mang hương vị truyền thống
Thả sấu vào nồi vịt
- Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
- Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi . Múc ra bát, ăn nóng.
vịt om sấu 6 Cách nấu món vịt om sấu ngon mang hương vị truyền thống
Rắc rau mùi lên nồi vịt om sấu
Mách nhỏ:
- Các mẹ có thể dùng nước quả dừa xiêm( khoảng 1 lít) để thay nước lạnh sẽ giúp món ăn ngon hơn.
- Có thể luộc riêng sấu dầm nát để rút ngắn thời gian
- Món vịt om sấu ăn kèm với bún rất ngon và nếu theo phong cách lẩu thì nên có thêm rau muống nhặt bỏ 70% lá và một số loại rau khác như cải cúc, nấm kim châm…
Chúc các bà, các chị, các mẹ thành công ^^
Cũng từ trái sấu, các bạn có thể làm món sấu ngâm cũng hấp dẫn vô cùng, là nước giải khát mang hương vị đặc trưng của Hà Nội

Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần khoảng 7-10 phút tùy vào lượng nếp nhiều hay ít là mình đã có món xôi ngon lành rồi. 


1. Xôi lá dứa:
- 300 gr nếp 
- Lá dứa xay cùng với nước lã. Lọc bỏ xác lá, lấy nước. Hoặc có thể dùng tinh dầu lá dứa. (Ở đây mình dùng tinh dầu lá dứa để ngâm nếp nên màu sắc đậm hơn)
- Chút xíu muối, đường
Thực hiện:
- Ngâm nếp cùng với nước cốt lá dứa qua đêm hoặc vài giờ để xôi có màu xanh đẹp mắt.
- Vớt nếp ra cho ráo, xả sơ lại nước lạnh.
- Cho nếp vào ô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước ngập xâm xấp mặt nếp. Cho xíu muối, đường vào trộn đều.
- Phủ kín bằng ni-long hoặc khăn giấy loại dày. Cho vào lò vi sóng bấm 4-5 phút. Lấy ra, dùng đũa trộn đều lên để xôi được chín đều.
- Cho tiếp vào lò vi sóng bấm tiếp khoảng 3-5 phút nữa. Lúc này nếu thấy xôi khô thì thêm xíu nước lã vào, bấm thêm 1 phút nữa. Hay xôi nhão thì không đậy khăn giấy hay bịch ni-long lên nữa, mà để vậy bấm thêm 1 phút là được.

2. Hấp đậu xanh: bằng lò vi sóng
- 150 gr đậu xanh không vỏ, vo sạch, ngâm qua đêm với nước lã cho đậu mềm.
- Chút xíu muối, đường.
Thực hiện:
- Cho đậu xanh, xíu muối, đường vào tô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước xâm xấp mặt đậu (lượng nước nhích lên mặt đậu gần 1/3 lóng tay). Phủ lên tô đậu 1 lớp ni-long hoặc khăn giấy loại dày.

Mách nhỏ: Lượng đậu cao khoảng 1/3 của tô để khi nấu trong lò vi sóng, đậu sẽ không bị trào ra ngoài. Khi đậu chín, nếu nhão thì không cần phủ ni-long hay khăn giấy nữa, cho lại vào lò vi sóng bấm 1 phút là đậu sẽ có độ ẩm vừa ý.
- Cho tô đậu vào lò vi sóng, bấm 4-5 phút. Lấy ra khuấy đều, bấm thêm 3-4 phút nữa là đậu chín tùy vào lượng đậu ít hay nhiều mà thời gian nấu sẽ chênh lệch. Với cách nấu này, thỉnh thoảng mình cũng làm chè đậu xanh đánh vừa ngon và mau có ăn nữa.
Còn đây là 2 loại xôi mình nấu bằng lò vi sóng. Xôi đậu phộng thì mình luộc đậu phộng đêm hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc cho đậu phộng vào khi xôi gần chín, bấm vài phút là được.
Chúc các bạn ăn ngon.

Thỉnh thoảng chị em hãy thử chế biến món đỗ xào tỏi ớt để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Nguyên liệu:
- 2 chén đỗ xanh, cắt miếng ngắn
- 2 tép tỏi, băm nhỏ
- ½ muỗng cà phê bột ớt
- ¼ muỗng cà phê đường
- ¼ muỗng canh hạt tiêu
- ¼ muỗng cà phê hạt cải
- Muối


Cách làm:
Đun sôi nước, cho đỗ vào, luộc trong 4 phút sau đó vớt ra và ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Trong chảo, đun nóng dầu, thêm hạt cải, đảo đều, sau đó thêm tỏi băm và xào tỏi cho đến khi vàng.
Thêm bột ớt, đỗ xanh, đường và muối sau đó nấu trong 7-8 phút. Cuối cùng thêm một chút hạt tiêu, đảo đều và thưởng thức đỗ xào tỏi ớt với cơm nhé!

Đỗ xào tỏi, ớt cho bữa tối - 4
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với đỗ xào tỏi ớt!

Bánh mềm, thơm, nhân rất vừa, thế là nhà mình có món ăn sáng rất ngon và đảm bảo rồi đấy! Các bạn hãy thử làm xem, rất đơn giản và thú vị!

Các bạn hãy thử sức với bánh bao từ bột bánh bao Vĩnh Thuận xem sao. Rất đơn giản mà ngon không kém nhà hàng.

Nguyên liệu:
  • 1 gói bột bánh bao 400gr (có sẵn men nở)
  • 100g đường, 1 chút muối.
  • 200ml sữa tươi không đường.
  • 200gr thịt nạc vai, nửa củ hành tây, 3 quả trứng gà, 3 cái mộc nhĩ.
Cách làm:
Bước 1: Nhào bột
  • Sữa tươi đun cho ấm lên khoảng 40-500C rồi cho gói men nở vào, khuấy đều, để 10 phút để men nở.
  • Sau đó đổ vào 400gr bột (bớt lại khoảng nửa bát con để làm áo bột), thêm đường, chút muối rồi nhồi đều tay khoảng 10 phút.
  • Thêm 1 thìa dầu ăn rồi nhào thêm 10 phút nữa.
  • Sau đó để bột nghỉ, phủ khăn ẩm lên trên rồi ủ bột trong vòng 1 giờ.
  • Hình ảnh bột trước và sau khi ủ. Bột phải nở ít nhất là gấp đôi.
 
 
 Sau khi ủ: bột đã có mùi thơm của bánh bao rất đặc trưng
 
  • Trong khi chờ bột nở thì chuẩn bị nhân: thịt xay trộn với hành tây, mọc nhĩ băm nhỏ, nêm gia vị: nước tương, chút nước mắm (hoặc hạt nêm), hạt tiêu, chút dầu ăn. Có thể thêm xốt xá xíu cho đúng vị nhưng nhà mình không thích nên bỏ qua. Trứng luộc chín rồi cắt thành miếng cau.
 
Mẹo nhỏ là cho thêm 1 chút rượu trắng thì nhân rất dậy mùi.
Bước 2: Nặn bánh

  • Bột ủ xong mang ra nhào thêm 1-2 phút nữa, rồi chia thành các phần nhỏ.
  • Lấy từng phần mang ra cán mỏng, xếp nhân vào giữa rồi túm mép lại (theo hình lượn sóng) cho kín miệng bánh. Nhớ bột áo trong từng giai đoạn để không dính tay.
  • Với 1 gói bột, mình làm được 12 cái với 2 cỡ khác nhau. Mình cho thêm chút nước lúc nhào nên bột hơi ướt, vì thế mà vừa nặn xong bánh chúm chím rất đẹp nhưng để 1 lúc thì bị biến dạng.
Bước 3: Hấp bánh

  • Đun nước thật sôi, cho thêm 2 thìa dấm để bánh được trắng hơn, cho bánh vào hấp 20-25 phút là được.
Bạn có thể học thêm cách nấu các món ăn ngon khác : dạy nấu ăn , món ngon  tại món ngon mỗi ngày
Bánh mới ra lò đây

Chút vị ngọt từ củ mã thầy sẽ giúp cho món thịt viên hấp của bạn thơm hơn, ngọt hơn, mát hơn và cũng bổ hơn rất nhiều!


Nguyên liệu:
Để làm món thịt viên hấp, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- 500g thịt chân giò: lấy phần nhiều nạc chỗ bắp trên giò lợn
- 6 củ mã thầy (bạn có thể thay thế bằng vài khoanh củ sen loại thơm ngon)
- 1 mẩu gừng nhỏ, vài nhánh hành hoa, 1 muỗng canh (15g) bột khoai lang (nếu không tiện mua bạn có thể tạm thay bằng tinh bột ngô, bột khoai tây, bột gạo) ngâm trong 70ml nước chừng 1 tiếng cho nở mềm.
- 1/2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh (15ml) nước tương. Đường, rượu trắng và nước sốt thịt nướng: mỗi thứ 1 thìa cà phê.
Bước 1:
Món thịt viên hấp này có nét đặc biệt về hương vị ở chính nguyên liệu trộn thêm là củ mã thầy. Bạn gọt vỏ củ mã thầy, bào vụn hoặc thái mỏng rồi băm nhỏ. Gừng và đầu hành cũng được băm nhỏ. Bột khoai nên ngâm mềm với nước trước 2 tiếng sử dụng để thịt viên hấp đỡ bị cứng bã.
Bước 2:
Thịt chân giò được thái mỏng riêng hai phần nạc và mỡ. Bạn băm thịt nạc trước, thịt mỡ băm sau. Bạn có thể dùng máy xay thịt nhưng tất nhiên thịt băm có độ dẻo ngon riêng. Khi thịt nạc băm nhỏ rồi (không cần quá nhuyễn như thịt xay), bạn mới trộn phần thịt mỡ đã băm vào rồi vừa băm vừa trộn đều chúng với nhau một lần nữa. Sau cùng cho hành, gừng, củ mã thầy vào trộn đều với thịt băm.
Bước 3:
Cho thịt băm vào bát rồi trộn đều thịt với các gia vị còn lại. Bột ướt được cho vào trộn sau cùng và để yên vài phút cho tất cả ngấm đều nhau.
Bước 4:
Viên thịt thành những viên tròn như quả bóng bàn nhỏ. Nếu chưa thạo viên thịt thì bạn nên nặn bằng một thìa to sâu lòng. Để các viên thịt của bạn vào một đĩa sâu lòng chuẩn bị hấp thịt.
Bước 5:
Cho đĩa thịt viên vào nồi hoặc chảo to hấp cách thủy cho chín thịt, nếu nồi nhỏ có thể bạn phải hấp làm hai lần. Sau khi thịt viên hấp chín, bạn sẽ thấy có nhiều nước tiết ra từ thịt, bạn đổ riêng phần nước đó ra nồi đun cho cô lại chút, nếu thích có thể cho thêm chút xíu bột để nước sánh như sốt, rồi chan trở lại lên đĩa thịt viên hấp đã bày trang trí cùng rau củ cho tươi mắt.
Thành phẩm
Thịt viên hấp vốn là món đơn giản nhưng nếu thêm chút công tỉ mỉ bạn sẽ biến nó thành một món đặc biệt thơm ngon mát bổ cho cả nhà. Bạn không nên mua thịt xay sẵn, với thực tế chăn nuôi như hiện nay hẳn bạn cũng đồng ý nên mua thịt về dội qua nước sôi cho tiết hết những tồn dư của thức ăn công nghiệp, thịt sẽ đỡ hôi và đảm bảo vệ sinh hơn. Sau đó tự tay băm thịt để có món thịt viên hấp dẻo ngon.
Gia vị thông thường trộn cùng thịt viên hấp là hành khô, rất thơm và dễ tiêu. Với cách làm thịt viên hấp này bạn sẽ đổi mới chút bằng cách trộn thịt băm với củ mã thầy băm nhỏ, hương vị sẽ thơm ngon đặc biệt và cực kỳ mát bổ. Hơn nữa mỗi miếng ăn của bạn sẽ được thưởng thức cả thịt quyện bột dẻo ngọt cùng với những hạt nhỏ li ti củ mã thầy giòn thơm thanh mát.
Món thịt viên hấp này có thể chiều lòng cả người già, trẻ nhỏ và các thành viên khác trong gia đình. Chúc bạn ngon miệng nhé!

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Chỉ với chút thời gian, bạn có thể vào bếp học nấu ăn với món bánh cà rốt cực kỳ ngon và bổ dưỡng trong những ngày đông.

Nguyên liệu:
- 2 củ cà rốt
- 1 quả trứng gà
- 60g bột mì
- 1 ít hành lá
- Gia vị: tiêu, muối, hạt nêm, gia vị.
Bước 1:
Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào thành sợi nhỏ
Bước 2:
Cho cà rốt đã bào vào thau, thêm nửa muỗng cà phê muối, trộn đều, ngâm khoảng 30 phút cho cà rốt ra nước.
Bước 3:
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 4:
Sau khi đã ngâm cà rốt được 30 phút, cho vào cái khăn sạch vắt cho thật khô nước rồi cho vào tô trộn. Thêm bột mì, trứng, hành lá đã cắt, tí bột nêm và tiêu. Bạn không cần cho thêm muối vì trong cà rốt đã có muối rồi.
Dùng đũa trộn cho thật đều để trứng, bột và gia vị hoà tan và bám vào cà rốt.
Bước 5:
Làm nóng dầu trong chảo, khi dầu nóng bạn hạ lửa nhỏ, dùng muỗng múc thành những viên nhỏ cho vào chảo và chiên cho đến khi vàng đều.
Khi bánh chín bạn gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu, dùng nóng
Cà rốt là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể. Dùng cà rốt để làm bánh chiên giòn, bạn sẽ có món bánh đậm đà vừa để ăn vặt nhưng cũng cung cấp cho cơ thể lượng vitamin cần thiết. Còn gì tuyệt hơn khi trong những ngày đông lạnh giá, ngồi nhâm nhi miếng bánh thơm giòn, nóng hổi, đậm đà và hết sức quyến rũ này
Design by Hao Tran -