Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Hoa kim châm còn gọi là hoa hiên ( có lẽ do trồng ngoài hiên cho đẹp), khi nở màu vàng chanh, vị ngọt, được trồng nhiều ở Đà Lạt.

Chúng ta vẫn thường mua hoa hiên về nấu canh, nấu lẩu thay đổi khẩu vị gia đình , nhưng mấy ai biết hoa cũng là một dược thảo dùng trong đông y từ lâu.
Tác dụng của hoa hiên:
– Thời tiết nóng, các cháu nhỏ dễ bị chảy máu cam, dùng hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc lấy nước cốt để uống, bã dùng nút vào lỗ mũi. Có nhiều cháu nhỏ bị chứng chảy máu mũi nhiều năm, uống khoảng 10-15 lần khỏi hẳn.
Hoặc dùng rễ cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, vắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống.
Hoặc dùng hoa kim châm 30g, hấp chín, chia làm 2-3 phần đều nhau. Khi dùng, cho 1 phần vào ly, rót nước sôi vào ngâm, để nguội uống thay nước trà.
Tuy nhiên, nếu lỗ mũi trước đây có bị ngoại thương, hoặc do nội tạng có bệnh, thỉnh thoảng gây ra chảy máu cam, thì dùng cách này sẽ không thích hợp.
- Phụ nữ có thai 3- 4 tháng, nhất là những tháng nắng nóng, dễ bị ảnh hưởng của thời tiết làm cho thai động không yên, dùng hoa hiên, rễ cây gai (loại dùng làm bánh), đều 30g, nấu lấy nước uống thay nước trà.
– Trị viêm tuyến sữa, ít sữa: Hoa kim châm 25g, thịt nạc heo 100g, hành trắng 1 cọng. Cho vào một 1ượng nước thích hợp nấu tới khi thịt heo chín, chia đều làm 2 lần dùng trong ngày, ăn thịt, uống nước, uống liên tục 7 ngày.
– Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, nếu có chứng "bốc hỏa" (lâu lâu thấy có cơn nóng bừng bừng lên, khó chịu): Hoa hiên 10g, lá dâu (tằm ăn) 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.
– Trị mất ngủ: Hoa hiên 30g, cho vào 1 lượng nước vừa phải, nấu trong nửa giờ, cho thêm 1 ít đường phèn, nấu thật sôi, uống trước khi đi ngủ 1 giờ.
– Trị vàng da: Rễ hoa hiên 15g giã nhỏ, vắt lấy nước cốt uống. Y học cổ truyền quan niệm rằng vàng da (hoàng đản) do thấp nhiệt hoặc huyết ứ. Hoa hiên trừ thấp nhiệt nên trị vàng da rất có lý.
– Trị chứng hay chảy máu (chảy máu mũi, xuất huyết dưới da…): Hoa hiên 20g, cá diếc 1 con (200g). Cá diếc để nguyên con còn sống, không đánh vảy, không mổ bỏ ruột, chỉ rửa sạch với nước muối pha hoặc nước pha dấm cho hết nhớt, cho cá vào xoong để luộc với lượng nước vừa phải. Cá chín gỡ lấy thịt cá, bỏ vảy, bỏ ruột, xương cá giã ra và lấy nước luộc cá để lọc lấy nước dùng. Lá hoa hiên rửa sạch thái thật nhỏ. Xào thịt cá với hành và chút dầu ăn, đun sôi nước luộc cá (nước dùng) cho lá hoa hiên (đã thái nhỏ) và cá đã xào vào nấu chín, nêm nếm vừa miệng, ăn cái và uống nước. Cách ngày ăn 1 lần.
– Trị tiểu buốt, tiểu gắt, nước tiểu nóng: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc với 3 chén nước, còn 1 chén, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục 5-10 ngày.
– Trị trĩ nội: Hoa kim châm 30g, cho vào một lượng nước thích hợp nấu 1 giờ. Khi nước sôi, thêm vào một ít đường đỏ, để còn âm ấm, uống trước bữa ăn sáng 1 giờ. Uống liên tục 3-4 ngày.
– Trị trong họng lúc nào cũng thấy như vướng vật gì (mai hạch khí): Hoa hiên 30g, gạo tẻ l00g. Cho hoa vào chảo, thêm một ít dầu, muối, sao lên, nấu chung với gạo đã vo kỹ thành cháo. Cháo chín chia làm 2-3 lần ăn, ăn hết trong ngày.
– Trị trong người nóng nảy bực bội, phiền toái, khó ngủ: Hoa hiên 30g, đường phèn 15g. Hoa hiên rửa sạch thái vụn, sau cho vào nồi đổ nước sắc trong 15 phút, được bắc ra cho đường phèn vào đánh tan. Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Những người cao huyết áp, nhất là bệnh do thần kinh căng thẳng, hàng ngày, có thể dùng hoa hiên nấu canh ăn hoặc nấu lấy nước uống có tác dụng khá tốt.
Liều lượng: 15-20 hoa (tươi hoặc khô)/ ngày (1kg khoảng 100 bông)
Liều dùng: 1 lần / ngày (uống bất kỳ lúc nào thuận tiện)
Cách thức: nấu với 250 ml nước trong khoảng 15 phút, khi lượng nước giảm còn 1/2 thì dùng (uống ấm hoặc lạnh đều được). Chỉ uống nước, không cần dùng hoa.
Chú ý: Không dùng Hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc. Dùng Hoa hiên liều cao có thể gây mờ mắt. Những người dạ dày và ruột có thấp nhiệt, thấp độc, không nên dùng.
Vì là một loại Rau tươi nên chỉ để được 3 ngày (trong tủ lạnh). Có thể  mua hoa về phơi hoặc sấy khô để dùng lâu.

Trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội, có thứ rất dân dã đã trở thành sang trọng, ít khi thiếu được trong những mâm đại tiệc, từng thết những vị khách cao cấp. Ấy là món “ốc nhồi thịt băm hấp lá gừng” mà chẳng khách sạn ba sao, bốn, năm sao nào mà không có. Lại có món hợp với tất cả mọi người. 

Đó là món “bún ốc” phải ba làng hợp lại mới nên món quà quê, là ốc của làng Vân (Pháp Vân), bún của Làng Kỳ (Tứ Kỳ) và bỗng của làng Ngâu (Yên Ngưu) đều thuộc huyện Thanh Trì. Phải nói, rải rác khắp các tụ điểm ăn uống lớn của cư dân Hà Thành, không nơi nào thiếu.

Nhưng ngon nhất, có tiếng nhất vẫn là gánh bún ốc của bà Sáu, tọa lạc ở hè phố ngã tư Tuệ Tĩnh – Mai Hắc Đế. Bây giờ vì nếp sống văn minh đô thị, bà đã đưa vào bán trong hiệu, trước đây là 151 Mai Hắc Đế, hiện nay đã dời lên chỗ cũ mươi nhà. Có những em gái học trò Hà Nội mỗi thời có thể nào lại quên được món “ốc vặn luộc” ngày xưa ở phố Nhà Chung và ngày nay của cô Kim Anh ở cửa trường nữ học Tây Sơn cũ, phố Trần Nhân Tông, gần công viên Lênin, đầu ngã ba Nguyễn Đình Chiểu. Hàng ngày tan buổi học, các em ùa đến quán ốc, với cái gai bồ kết các em nhể, hai bàn tay như múa.
Tưởng chừng, một sản vật tầm thường, dân gian vẫn bảo: “Ăn ốc nói mò, ăn cua nói xó”, vốn chỉ là món xuyềnh xoàng của giới bình dân, mà lại đăng quang chiếm lĩnh khẩu vị của bao nhiêu thực khách chẳng bình dân một tẹo nào, trong suốt chiều dài năm tháng ở Thủ đô.
Ai cũng nghĩ, ốc mà lên ngôi đến thế hẳn đã quá đủ rồi. Thế mà gần đây, có một ông già về hưu, sống hiu hắt bằng một chiếc bàn con, vài chiếc ghế băng, với một bình trà: ông bán trà chén, ngày thu nhập năm ngàn, quá hẻo! Tự nhiên, ông nghĩ ra món ốc mới, vì ông thấy, ốc là món ăn thuộc dạng hàn, lại có mùi tanh, thực khách nào yếu dạ dày dẫu thèm nhưng vẫn ngại; ông liền kiếm vài vị quế chi, thảo quả, cam thảo bắc… làm thang để hấp cùng với ốc nhồi, sáng tạo nên món ốc đặt tên là “ốc hấp thuốc Bắc”. Không ngờ, chế phẩm ốc mới này “bắt khách” còn hơn cả ba món ốc có thể gọi là truyền thống cũ. Vì khách không chỉ ăn ốc, nước nó có thể uống được, đậm đà, thơm và không lo trắc trở đường tiêu hóa.
Thế là từ bấy đến giờ, cái xóm hồ bơi Quảng Bá nơi ông ở, nhiều người bắt chước đã dọn sân vườn, xây cất nhà hàng, chủ yếu kinh doanh món “Ốc hấp thuốc Bắc”. Nơi này bỗng trở thành một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Làm nước dùng từ nước hầm xương, lọc sạch.
- Cá thác lác và thịt xay quết nhuyễn với gia vị. Cho thì là và hành lá thái nhỏ vào quết chung.
- Dồn chả cá vào ruột trái ớt.
- Cá lóc lạng lấy phi – lê thái mỏng, luộc sơ.
- Phi dầu sôi rồi cho cà chua vào xào. Cho nước dùng vào nêm vừa ăn.
- Nước dùng sôi, cho chả cá đã nhồi vào, cho tiếp cá lóc vào. Rắc hành, thì là lên.
- Chan vào tô đã có bún.

Cho củ riềng, sả cây, lá chanh, nấm rơm, hành tím, nước cốt chanh, bột ớt chua ngọt, tôm vào và nấu đến khi vừa chín tới.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Làm nước dùng từ nước hầm xương, lọc sạch.
- Cá thác lác và thịt xay quết nhuyễn với gia vị. Cho thì là và hành lá thái nhỏ vào quết chung.
- Dồn chả cá vào ruột trái ớt.
- Cá lóc lạng lấy phi – lê thái mỏng, luộc sơ.
- Phi dầu sôi rồi cho cà chua vào xào. Cho nước dùng vào nêm vừa ăn.
- Nước dùng sôi, cho chả cá đã nhồi vào, cho tiếp cá lóc vào. Rắc hành, thì là lên.
- Chan vào tô đã có bún.

Món Thái có đặc tính là giàu màu sắc và hương vị, súp tôm chua cay là một điển hình.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

- Đun sôi nước dùng.
- Cho củ riềng, sả cây, lá chanh, nấm rơm, hành tím, nước cốt chanh, bột ớt chua ngọt, tôm vào và nấu đến khi vừa chín tới.
- Cho tiếp nước mắm và nước cốt chanh vào, nấu đến khi chín.
-Nêm vừa ăn và cho ra tô, trang trí với ngò rí và thưởng thức.

Để thưởng thức bún trộn tôm tại văn phòng vào buổi trưa, bạn có thể sơ chế toàn bộ nguyên liệu tại nhà rồi mang theo, khi ăn chỉ việc rưới nước mắm chua ngọt và trộn đều; với món này bạn thậm chí còn không cần phải làm nóng mà vẫn có một món ngon, đủ chất cho bữa trưa.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:
Bún rửa qua với nước lạnh. Bắc một nồi nước lên bếp đun sôi, thả bún khô vào, đun lại khoảng 3 – 4 phút, tránh đun quá lâu bún sẽ bị nhũn. Sau đó đổ ra một cái rổ rồi nhúng luôn vào nước lọc rồi mới để ráo nước, việc này vừa giúp sợi bún không dính vào nhau vừa để cho bún được giòn hơn.
Bước 2:
Hành khô bỏ vỏ, thái dọc củ thành những lát mỏng. Bắc chảo dầu lên bếp, đun sôi dầu (càng nhiều dầu thì việc hành vàng và giòn càng nhanh) thả hành vào phi thơm. Lưu ý là nhiệt độ dầu khá cao nên bạn phải nhanh tay kẻo hành sẽ bị cháy đấy. Sau khi hành vàng, vớt ra để lên giấy thấm dầu.
Bước 3:
Cho tôm vào chảo vừa phi hành, nêm chút gia vị, hạt tiêu cho vừa miệng. Đảo đều khoảng 4 phút là tôm chín.
Bước 4:
Cà rốt bỏ vỏ, thái sợi. Dưa chuột rửa sạch, thái sợi có chiều dài bằng với cà rốt.
Bước 5:
Pha nước mắm chua ngọt: hòa 2 muỗng mật ong với 1 bát ăn cơm nước lọc ấm sau đó thêm 2,5 muỗng nước mắm, 2 muỗng giấm vào khuấy đều, cuối cùng thả gừng xát nhỏ, ớt băm vào trộn đều.
Bước 6:
Khi ăn bạn sắp bún vào tô, xếp cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, rau thơm, rắc lạc rang lên trên rồi rưới nước mắm chua ngọt.
Mùa hè oi nóng, bạn chỉ muốn dùng những món ăn ít dầu mỡ, có nhiều rau xanh, vừa mát nhưng vẫn đảm bảo đủ chất. Món bún trộn tôm này là một gợi ý không tồi cho bạn! Để thưởng thức bún trộn tôm tại văn phòng vào buổi trưa, bạn có thể sơ chế toàn bộ nguyên liệu tại nhà rồi mang theo, khi ăn chỉ việc rưới nước mắm chua ngọt và trộn đều; với món này bạn thậm chí còn không cần phải làm nóng mà vẫn có một món ngon, đủ chất cho bữa trưa. Để món bún trộn tôm thơm và đậm vị hơn, bạn có thể vắt thêm chút chanh khi ăn nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng!

Khác với các loại bánh mỳ khác, nhân thịt được gói bên trong bánh; với bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai kiểu này các miếng thịt được rải đều trong chính bột bánh nên ăn thú vị hơn và ít ngán; thi thoảng ăn miếng bánh mềm thơm bạn bắt gặp miếng thịt đậm đà; kết hợp cùng lớp phô mai giòn giòn tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này.

 

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:

Thịt ba chỉ hun khói thái nhỏ.
Làm ấm sữa (khoảng 35 – 40 độ C), cho đường vào hòa đều rồi rắc men vào, đậy lại khoảng 5 phút cho men nở (men nở là sủi bọt như riêu cua).
Trộn đều bột mì, muối, cho hỗn hợp sữa – men vào, dùng đũa cả khuấy đều rồi thêm dầu ăn và thịt vào nhồi đều.

Bước 2:

Rắc ít bột áo ra bàn, nhồi theo kiểu gấp lại và ấn bằng gan bàn tay.
Ban đầu nhồi sẽ hơi dính tay, có thể thêm ít bột áo cho dễ nhồi (tuy nhiên thêm bột áo bánh nướng xong sẽ dễ bị khô), càng nhồi sẽ càng đỡ dính hơn.
Nhồi bột đến khi dai và không dính tay là được (khoảng 15 phút).

Bước 3:

Thoa một lớp dầu ăn mỏng vào thau, cho bột vào.
Đậy bột bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm, ủ lần 1 khoảng 1 giờ – 1 giờ 30 phút (hoặc đến khi thấy bột nở gấp đôi).

Bước 4:

Cho bột ra bàn, ấn nhẹ cho xẹp bọt khí. Chia bột thành 12 phần bằng nhau (hoặc kích cỡ tùy thích).
Vo tròn viên bột.
Xếp lên khay nướng có lót giấy nến (chừa khoảng cách 2 – 3cm giữa các viên bột để có khoảng cho bánh nở). Đậy bằng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm, ủ lần 2 khoảng 45 – 60 phút.

Bước 5:

Bật lò nướng ở 190 độ C trước 10 phút cho nóng lò, lửa trên và dưới.
Phun nước lên mặt bánh đã nở (phun sương) để làm ẩm bánh. Rắc phô mai bào lên mặt. Đặt bánh vào rãnh giữa lò. Nướng trong 30 – 40 phút hoặc đến khi bánh vàng mặt.
Thêm một ly sữa là bạn có bữa sáng đủ chất rồi!
Món bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai ăn rất lạ miệng, thơm mà dễ ăn. Khác với các loại bánh mỳ khác, nhân thịt được gói bên trong bánh; với bánh mỳ nhân thịt kiểu này các miếng thịt được rải đều trong chính bột bánh nên ăn thú vị hơn và ít ngán; thi thoảng ăn miếng bánh mềm thơm bạn bắt gặp miếng thịt đậm đà; kết hợp cùng lớp phô mai giòn giòn tạo nên nét đặc biệt cho loại bánh này.
Chúc các bạn ngon miệng với món bánh mỳ nhân thịt phủ phô mai nhé!

Bánh trung thu với cách làm hoàn toàn mới theo phong cách Thượng Hải chắc chắn sẽ là món ngon cho bạn trổ tài dịp trung thu.

 

Món bún tôm có vị ngọt từ nước dùng tôm và xương hầm, vị đậm đà của tôm xào và thịt; không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với sắc đỏ cà chua, sắc xanh của rau gia vị và sắc vàng của tôm thịt. Có lẽ chính bởi vậy mà món ăn này nổi tiếng và được yêu thích đến thế!

 

Nguyên Liệu :

  • • Xương lợn (xương ống hoặc xương đuôi) -
  • • Tôm tươi, thịt -
  • • Rau (cần, cải), hành lá, thì là, cà chua -

Chế Biến :

Bước 1:

Tôm luộc chín.
Bóc vỏ và đầu nhưng bạn vẫn giữ lại phần vỏ và đầu tôm nhé!

Bước 2:

Cho vỏ và đầu tôm cho vào chảo rang 1 – 2 phút cho khô.
Giã nhỏ nhuyễn phần vỏ, đầu tôm.
Cho vào cối 1 bát nước.
Lọc lấy phần nước tôm, bỏ phần bã đi.

Bước 3:

Xương lợn chần qua nước sôi rồi xối nước lạnh cho sạch.
Phi thơm hành khô, cho xương vào xào với chút mắm cho thơm. Đổ nước lạnh vào nồi ninh xương.

Bước 4:

Thịt thái nhỏ.
Xào tôm với thịt cho săn, nêm chút hạt nêm cho đậm đà.

Bước 5:

Cà chua thái mỏng, cho vào nồi nước dùng.
Đun sôi nước dùng, nêm nếm vừa ăn.
Hành lá, thì là thái nhỏ

Bước 6:

Khi ăn bạn chần bún, rau bày ra bát, thêm hành, thì là thái nhỏ, nhân thịt tôm, chan nước dùng ăn nóng cùng tương ớt, chanh.
Bún tôm được coi là một món ăn đặc trưng của Hải Phòng bên cạnh bánh đa cua và bún cá. Món bún tôm có vị ngọt từ nước dùng tôm và xương hầm, vị đậm đà của tôm xào và thịt; không chỉ ngon mà còn rất bắt mắt với sắc đỏ cà chua, sắc xanh của rau gia vị và sắc vàng của tôm thịt. Có lẽ chính bởi vậy mà món ăn này nổi tiếng và được yêu thích đến thế!
Chúc các bạn thành công và có món bún tôm thật ngon nhé!

Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt bò mềm, thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi thơm lừng rất quyến rũ.

Nguyên Liệu :
Chế Biến :

Bước 1:
Nấm ngâm nước cho nở mềm, vớt ra rửa sạch rồi cho vào bát riêng.
Bước 2:
Thịt bò rửa sạch thái miếng vuông con chì.
Hành tỏi thái nhỏ (bớt lại 1/2 số hành lá để túm lại thành một bó rồi thắt nút) để riêng phần đầu hành thái khúc to.
Gừng thái lát, tỏi bóc vỏ.
Bước 3:
Đun sôi nồi nước với một vài lát gừng, cho thịt bò vào luộc chín.
Sau đó vớt ra rửa sạch.
Bước 4:
Cho thịt bò vào nồi áp suất, thêm tỏi, gừng, vài cọng đầu hành, 1 muỗng canh rượu và 2 muỗng canh xì dầu.
Bước 5:
Thêm 1/2 cốc nhỏ nước (bạn có thể tận dụng lại phần nước đã luộc thịt bò lúc trước cho ngọt nước).
Bước 6:
Đậy chặt nắp, đặt nồi lên bếp đun to lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt lửa, không đun quá lâu vì thịt bò đã được luộc chín trước khi hầm, thời gian ngắn này đủ để gia vị thấm vào thịt bò.
Bước 7:
Mở nắp, thêm nấm.
Bước 8:
Nêm mắm muối và 1/2 muỗng cà phê đường cho vừa ăn
Bước 9:
Tiếp tục đậy kín nắp và đun to lửa khoảng 5 – 8 phút là được.
Bước 10:
Rắc chút hành và tỏi thái nhỏ vào món ăn trước khi múc ra đĩa cho đẹp mắt.
Một chút khác lạ trong cách chế biến món thịt bò hầm nấm quen thuộc giúp thịt bò giữ được vị ngọt đặc trưng. Từng miếng thịt bò mềm, thấm đẫm gia vị lại dậy mùi gừng tỏi thơm lừng rất quyến rũ.
Nếu thích ăn nước, bạn có thể thêm nước dùng nhiều hơn một chút. Chan một ít nước bò hầm vào bát cơm nóng thôi cũng đủ để bạn “đánh bay” phần cơm trong chốc lát.
Bạn cũng có thể dùng món thịt bò hầm nấm cho bữa sáng, ăn kèm bánh mỳ hoặc bún đều ngon. Nếu muốn ăn cay thì thêm chút ớt và tiêu bạn nhé!
Chúc bạn thành công và có món thịt bò hầm nấm thật ngon nhé!

Với món bánh kem ngon ngọt, thơm lừng vị cà phê này, chắc chắn bạn sẽ khiến mọi người thích mê. Không hề tốn thời gian mà bạn vẫn có được một món bánh ngon tuyệt!

 

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Phần đế bánh:

Đổ nước vào một xoong nhỏ, thêm đường rồi đun sôi.
Dùng máy đánh trứng đánh bông phần lòng đỏ, sau đó cho siro đường đã đun sôi ở trên vào, bạn lưu ý vẫn để máy đánh trứng hoạt động liên tục. Đánh cho đến khi hỗn hợp nguội được hỗn hợp A.

Chuẩn bị phần caramel:

Cho đường vào xoong, đun cho đường chảy ra có màu hơi vàng là được.
Đun sôi nước rồi đổ phần bột cà phê vào.
Đổ phần nước cà phê vào phần caramel. Tiếp tục nấu trong vài phút.
Bạn đun thêm chừng 30 phút, sau đó lọc lấy phần nước cốt cà phê qua một rổ lọc nhỏ.
Trộn nước cốt cà phê vào hỗn hợp A.
Thêm phần kem đã đánh bông vào, trộn nhẹ nhàng từ dưới lên trên cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.
Chia hỗn hợp ra các khuôn làm thạch., để vào tủ lạnh ít nhất 6 giờ trước khi dùng.
Với món bánh kem ngon ngọt, thơm lừng vị cà phê này, chắc chắn bạn sẽ khiến mọi người thích mê. Đây là một gợi ý không tồi cho món tráng miệng cuối ngày của gia đình bạn. Không hề tốn thời gian mà bạn vẫn có được một món bánh ngon tuyệt!

Trời nóng bạn ăn gì cũng chẳng thấy ngon miệng, mà nhất là mấy món nước nóng hổi vừa ăn vừa đổ mồ hôi. Sao bạn không thử làm món phở gà trộn đi làm ăn trưa nhỉ, thật dễ làm, mà chẳng cần đi ra ngoài vừa tốn thời gian, vừa không đảm bảo vệ sinh.

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Gà rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc chín với tí muối. Khi gà đã chín, vớt ra, để nguội, xé hoặc chặt miếng nhỏ vừa ăn. Nước luộc gà để nấu nước lèo.
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ, tỏi băm nhuyễn, hành tây thái sợi mỏng. Rau quế và giá đỗ rửa sạch để ráo.
Làm nước xốt: trong một nồi khác, làm nóng dầu ăn, cho hành tím, tỏi vào đảo cho thơm rồi thêm 2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh tương đen ăn phở, 2 muỗng cà phê đường, tí bột nêm, khoảng 100ml nước luộc gà nấu sôi, nêm lại cho vừa khẩu vị, khuấy tí bột năng với nước cho vào để tạo độ sệt.
Phở ngâm mềm rồi luộc chín, rửa qua với nước lạnh, để ráo. Nếu làm phở tươi bạn chỉ cần trụng qua lại nước sôi cho sạch
Dùng nước luộc gà lúc trước, nấu cho sôi, nêm vào viên gia vị phở gà cùng tí hành tây cho thơm. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị, rắc chút hành lá vào.
Cho giá vào tô, bên trên là bánh phở rồi tới thịt gà, cuối cùng bạn rưới nước xốt lên, rắc hành lá, hành phi tuỳ thích trộn đều, ăn kèm với chén nước lèo và rau quế.
Trời nóng bạn ăn gì cũng chẳng thấy ngon miệng, mà nhất là mấy món nước nóng hổi vừa ăn vừa đổ mồ hôi. Sao bạn không thử làm món phở gà trộn đi làm ăn trưa nhỉ, thật dễ làm, mà chẳng cần đi ra ngoài vừa tốn thời gian, vừa không đảm bảo vệ sinh
Món phở gà trộn này chế biến không khó như món phở truyền thống nhưng ăn lại rất ngon, với vị ngọt mát của giá đỗ trộn đều với bánh phở hoà quyện cùng nước xốt không tạo cho bạn cảm giác nóng nực trong tiết trời oi bức. Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món phở gà trộn nhé!

Cánh gà sốt tương có vị đậm đà rất ngon mà bạn khó lòng có thể từ chối. Để thay đổi khẩu vị của bữa cơm gia đình bạn hãy thử làm món này nhé.

 

Nguyên Liệu :

Chế Biến :

Bước 1:

- Dùng dao chặt cánh gà làm đôi, chần sơ cánh gà qua nồi nước sôi, dùng dao khía vài đường lên thân cánh gà để khi ướp nhanh thấm gia vị, để ráo.
- Sau đó ướp vào bát cánh gà một thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường, một thìa canh mật ong và một ít hạt tiêu, đậy kín để khoảng 2-3 tiếng để cánh gà được thấm.

Bước 2:

- Cánh gà sau khi ướp, gắp cành gà ra đĩa và lăn qua một lớp bột năng, dùng tay rủ bỏ những bột thừa.

Bước 3:

- Đun nóng nồi nhỏ, cho dầu ăn vào, dầu nóng cho cánh gà vào rán vàng đều hai mặt,

Bước 4:

- Gắp cánh gà ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.

Bước 5:

- Dùng chảo, phi tỏi thơm, cho tương cà chua và một ít dầu hào vào chảo đun sôi, nêm vào một ít đường và một ít nước lọc.

Bước 6:

- Cho phần cánh gà đã rán ở bước 4 vào đảo đều, tiếp tục đun sôi đến khi phần nước sốt sánh đặc và phần tương cà chua bám đều quanh cánh gà, bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
- Tắt bếp, gắp ra đĩa, bên trên rắc một ít hành lá thái nhỏ, dùng nóng với cơm.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món cánh gà sốt tương!



Mức độ: 
Khó
Chuẩn bị: 
25 phút
Chế biến: 
45 phút
Vị thơm béo của tôm nướng phô mai kèm xốt Puttanesca đến từ Địa Trung Hải  là một sự kết hợp mới lạ và độc đáo, đáng để bạn trải nghiệm.
Nguyên liệu: 
  • 400g tôm
  • 100g phô mai
  • 2 quả cà chua
  • 2 củ khoai tây
  • 1 quả bí ngòi
  • 20g phô mai bột
  • 1/2 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê rượu vang trắng, 50ml sữa tươi
  • Lá hương thảo, cải mầm trang trí
  • Dầu ăn
Xốt Puttanesca:
  • 3 thìa súp dầu ô-liu, 3 tép tỏi băm nhỏ, 2 quả cà chua, 2 thìa súp tương cà chua, 3 thìa súp nụ bạch hoa, 20 trái ô-liu băm nhuyễn, 1/2 thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hành tây băm nhuyễn, 1/2 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa cà phê lá oregano
  • 20g cá cơm
  • 50ml sữa
Các bước thực hiện: 
1
Tôm rửa sạch, lột vỏ, chừa đuôi, lấy chỉ lưng. Phô mai băm nhỏ.
Chiên sơ tôm trong dầu nóng, xếp ra khay. Trộn đều tôm với phô mai, muối tiêu và rượu vang trắng, để khoảng 20 phút cho thấm, đem nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 20 phút. Tôm chín lấy ra, rắc một ít phô mai bột lên trên tôm.
2
Cà chua cắt múi cau. Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm 4, chiên vàng giòn. Bí ngòi gọt vỏ cắt miếng dày khoảng 3 cm. Nấm tuyết, cải mầm rửa sạch ngâm nước muối loãng.
3
Xốt Puttanesca: Cà chua rửa sạch, băm nhỏ, cho qua rây để lọc bỏ nước. Bạch quả rửa sạch ngâm nước muối loãng. Cho dầu ô-liu vào chảo phi vàng tỏi và hành tây băm.
4
Cho cà chua vào đảo trong 5 phút. Cho tương cà, bạch hoa, ô-liu, tiêu, lá oregano, ớt bột, cá cơm vào nấu trong 10 phút, thỉnh thoảng khuấy đều. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn.
5
Cho xốt Puttanesca trở lại vào chảo, cho hỗn hợp rau củ bên trên (trừ nấm tuyết) vào đảo đều, hầm trong khoảng 20 phút ở lửa vừa, cho sữa tươi vào trộn đều tắt bếp.
6
Cho hỗn hợp xốt bên dưới, xếp tôm lên trên, trang trí với cải mầm, nấm tuyết, lá hương thảo.
Thỉnh thoảng mẹ có thể đổi món cho bé bằng cách làm những món “fast food” cho bữa phụ từ đậu chickpeas giàu dinh dưỡng, mà hoàn toàn không sợ bé thừa chất béo nhờ thành phần nguyên liệu xanh.
 
Nguyên liệu: 
  • 200g đậu chickpeas
  • 100g bột chiên giòn
  • 400g giò sống
  • 1 củ hành tây
  • 2 nhánh tỏi băm
  • 2 thìa súp tỏi tây băm nhỏ
  • 1 thìa cà phê hạt nêm v 1/2 thìa cà phê muối, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu
Các bước thực hiện: 
1
Đậu chickpeas ngâm với nước ít nhất 12 tiếng cho đậu mềm, để ráo. Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
2
Cho đậu vào máy xay sinh tố cùng tỏi, hành tây, muối, hạt nêm, tiêu, tỏi tây, xay nhuyễn. Trút ra tô, cho giò sống vào, quết đến khi mịn đều.
3
Vo tròn hỗn hợp giò sống. Lăn qua bột chiên giòn, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh 2 tiếng.
4
Làm nóng dầu trong nồi chiên hoặc chảo sâu lòng, thả các viên đậu vào chiên vàng đều là được. Viên giò sống chín vớt ra để thấm dầu, cắt làm đôi, cho bé dùng với tương cà

Kem nom như dải lụa tầng tầng lớp lớp, trông vừa lạ vừa đẹp mắt.

Ở phố Hàng Lược có một quán kem mới mở chừng hơn tháng nay. Tiệm không lớn nhưng trông rất ấn tượng. Hầu như trẻ nhỏ nào đi ngang qua cũng đòi bằng được phụ huynh phải cho vào thử thưởng thức.
Mới thoạt nhìn, nhiều người chưa phán đoán được quán phục vụ món gì. Chỉ biết tên quán có vẻ “made in Japan” - Hokkaido Snowie, không gian thiết kế đẹp, cửa kính, đèn điện sáng trưng, nhân viên mặc váy đồng phục như trong truyện tranh Nhật Bản… Mạnh dạn hỏi bạn sẽ biết nơi đây là một thương hiệu kem Nhật mới lạ, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam.   
Quả thật, kem tại đây khác biệt hoàn toàn so với các tiệm ở Hà Nội. Kem có nhiều hương vị với các màu sắc khác nhau, được để thành tảng to tròn trong tủ đá. Mỗi khi khách gọi, nhân viên sẽ lấy ra đặt vào một chiếc máy xinh xắn để bào thành những dải kem xếp thành tầng tầng lớp lớp uốn lượn đẹp mắt. Có người nhìn bảo: “Trông cứ như lụa hay giấy gấp nếp vậy”. Quả nhiên, đây không phải loại kem mềm mịn phổ biến mà mọi người hay ăn. Nhân viên quán cho biết, đó là dạng kem tuyết, khi ăn có cảm giác mát lạnh hơn và không quá ngọt. Kem tuyết cũng lâu tan chảy, có lẽ nhờ thế mới tạo hình thành dải như vậy.

Kem được đóng sẵn thành tảng to tròn, khi có khách gọi, nhân viên sẽ cho vào máy bào ra...
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 2
... những dải kem uốn lượn, đẹp mắt.
Kem Nhật cũng phủ thêm topping lên trên. Topping khá lạ, ngoài sirô, nước sốt hay các loại hoa quả xắt nhỏ thì còn có khoai lang, đậu xanh, đậu đỏ… và đặc biệt là những viên trân châu nổ. Chúng không chỉ óng ả hệt như trân châu thật mà khi nhai nổ tanh tách trong miệng, vỡ ra vị dâu, xoài, táo… rất thú vị.
Một bát kem sau khi nhân viên hoàn thành thường rất “hoành tráng”, bắt mắt, đủ màu xanh đỏ sặc sỡ. Dù không phải trẻ nhỏ hay người ghiền kem thì lần đầu tiên “mục sở thị”, hầu như ai cũng mê ngay.
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 3
Kem Nhật cũng được phủ topping...
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 4
Các loại topping ở đây khá lạ.
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 5
  
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 6
Đặc biệt nhất là trân châu nổ.
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 7
Những viên trân châu trông đẹp mắt, khi nhai nổ tanh tách trong miệng vỡ ra vị dâu, xoài, táo...
Thực đơn kem tại đây phong phú, bạn có thể gọi trong menu kem có sẵn hoặc tự chọn theo sở thích. Tuy nhiên, xin nhắc nhở là kem Nhật không hề rẻ. Một suất kem theo menu có giá trung bình khoảng 60.000 đồng. Nếu bạn tự chọn mà “quá tay” có thể lên đến gần trăm bạc. Tuy nhiên, suất kem rất "vĩ đại", đựng trong chiếc bát to mà 2 lòng bàn tay người bưng không xuể, bảo đảm nếu để tráng miệng sau bữa ăn thì “lặc lè”. Còn muốn thưởng thức hương hoa, có lẽ một đôi bạn chỉ cần gọi chung một bát cho kinh tế.
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 8
  
Nhìn là mê quán kem Nhật ở khu phố cổ 9

Ram bắp dùng làm món ăn chay đơn giản cho ngày Rằm, cho những ngày họp đồng hương và là món khai vị trong bàn tiệc của người dân xứ Quảng.

Đối với những tỉnh thành khác thì bắp non chủ yếu làm các món như chè, xào, canh... nhưng Quảng Ngãi là nơi đầu tiên nghĩ ra món ram bắp. Có lẽ vì ở một nơi được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, không thể trồng được nhiều loại rau củ, trái cây như những tỉnh ở miền Tây, phụ nữ miền Trung đã nghĩ ra nhiều món ăn dân dã cho gia đình.

  Ram bắp ăn kèm rau sống và nước mắm nguyên chất giả chung với ớt, tỏi Lý Sơn. Ảnh: gocmientrung
Bắp có rất nhiều loại như bắp cao sản, bắp ta nhưng bắp nếp dùng để làm ram thì ngon nhất. Bắp nếp phải chọn trái non, đặc sữa, dùng dao xước nhỏ từng luồng hạt theo hàng dọc, sau đó cho vào cối giã nhuyễn rồi trộn đều hành tím, tiêu, tỏi, hành lá hoặc hẹ cắt mỏng. Tiếp đó cho một ít dầu lên chảo nóng rồi cho bắp vào xào cho vừa chín (nên xào để tránh tình trạng khi chiên ram bên ngoài chín bên trong sống).
Sau khi xào xong bắc xuống để nguội, dùng bánh tráng gói ram cắt làm 6. Công đoạn gói ram cần độ tỉ mỉ để đều tay, gói cuốn tròn, dài chừng 10cm kín 2 đầu và đẹp (giống gói cuốn chả giò của người miền Nam, nem của người miền Bắc) để khi chiên thì không bị rơi bắp ra ngoài chảo dầu. Bắc chảo dầu lên bếp, để nóng dầu rồi cho từng cuốn ram vào chiên, nên để dầu ngập ram để không bị cháy. Ram bắp ươm vàng thì vớt ra để ráo dầu, ăn kèm với rau sống gồm chuối chát, quả vả, dưa chuột, xà lách, rau thơm, rau diếp cá, hẹ và nước mắm nguyên chất được giả chung với ớt, tỏi Lý Sơn.
Ram bắp - món ăn bình dị của người dân Quảng Ngãi 2
  Ram bắp phải chiên ngập dầu mới không bị cháy. Ảnh: amthucbonphuong
Ram bắp dùng làm món ăn chay đơn giản cho ngày rằm, cho những ngày họp đồng hương và là món khai vị trong bàn tiệc của người dân xứ Quảng. Ram bắp cũng là một trong những món mồi nhậu ngon, rẻ, được giới sinh viên và đám mày râu rất ưa thích, làm cho men rượu thêm nồng nàn, câu chuyện thêm sinh động, hứng thú khi anh em, bè bạn có cơ hội gặp nhau.
Nếu có dịp ghé ngang Quảng Ngãi bạn có thể thưởng thức món ram bắp ở đường Lê Lợi hoặc đường Quang Trung.

Cuốn thịt heo rau củ là món ăn không tốn nhiều thời gian để chế biến nhưng lại thơm ngon và không bị ngấy.

Nguyên liệu:
- 500 g thịt ba rọi, 1 trái su su.
- 1 củ cà rốt, 1 quả dưa leo, hành lá.
Cách chế biến:

  
- Cà rốt, su su gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi rồi luộc chín. Hành lá cắt đầu, rửa sạch chần sơ qua nước sôi. Thịt heo rửa sạch, luộc chín với ít muối.
Hấp dẫn thịt ba rọi cuộn rau củ 2
- Dưa leo thái sợi, thịt heo luộc chín, thái lát dài.
Hấp dẫn thịt ba rọi cuộn rau củ 3
  
- Làm nước chấm, phi thơm tỏi băm, cho 2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh tương ớt, 2 thìa canh đường cát, 1 thìa cà phê tiêu bột, trộn đều rồi nêm lại gia vị cho có vị hơi ngọt là được. Sau cùng cho vừng rang vàng vào.
Hấp dẫn thịt ba rọi cuộn rau củ 4
  
- Đặt lát thịt ra đĩa, cho các loại rau, củ lên, cuốn tròn lại. Dùng lá hành buộc lại bên ngoài rồi thưởng thức với nước chấm tương thơm ngon.

Không cần phải lên Lạng Sơn, bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn đặc sản của thị xã vùng biên này.

Nói đến phở ở Hà Nội, nhiều người có thể đọc vanh vách các quán phở nổi tiếng như phở Bát Đàn, phở Thìn Lò Đúc, phở Sướng Đinh Liệt, phở Lý Quốc Sư... với cách chế biến nguyên liệu từ thịt bò, thịt gà khác nhau và thứ nước dùng mang đặc trưng riêng của từng quán.
Bát phở nóng hổi phảng phất hương quế hồi thơm nhẹ đã trở thành món ăn quen thuộc với người dân thủ đô vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, nếu một ngày bạn muốn "đổi gió" với món phở có hương vị lạ hơn thì phở vịt quay Lạng Sơn có thể sẽ khiến bạn hứng thú.

  
Được chủ quán tự hào trưng biển phở vịt quay có mặt đầu tiên tại Hà Nội, quán vịt nằm trên phố Lò Đúc, ngay gần ngã tư Nguyễn Công Trứ rẽ ra mới mở được gần một năm nay thu hút khá đông khách.
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 2
  
Bát phở của quán cũng bao gồm đầy đủ bánh phở, hành, gia vị, hạt tiêu, một chút bột ngọt nhưng thay vì được chế biến với thịt bò, thịt gà thì món phở xứ Lạng lại ăn cùng thịt vịt quay với lớp da đỏ bóng, mỡ màng. Thịt vịt mềm, đậm đà các gia vị tẩm ướp hòa quyện với những sợi bánh phở mỏng và hành lá tạo nên một chút vị mặn pha lẫn vị ngọt khá lạ miệng nhưng không hề khó ăn.
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 3
  
Nếu phở Hà Nội ăn kèm quẩy cho thêm phần đưa đẩy thì món phở vịt quay phải ăn kèm măng chua ngâm sẵn và rau húng, bạc hà mới không bị ngán. Vị chua chua cay cay của măng kết hợp ăn ý với vịt quay thơm lừng chính là nét độc đáo làm nên sức hấp dẫn của món ăn xứ Lạng.
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 4
  
Đặc biệt, để thưởng thức một bát phở vịt quay nguyên bản và đúng điệu nhất, bạn phải chan thêm bát nước mỡ vịt quay mà người phục vụ mang ra từ lúc đầu. Đây là cách ăn của người dân thị xã vùng biên. Nhưng nếu không ăn được ngọt và sợ nước béo, bạn có thể dùng bát nước mỡ này chấm riêng với thịt vịt bên ngoài. Món phở ở mỗi nơi lại có một hương vị đặc trưng, không nên so sánh phở vịt quay xứ Lạng với phở Hà Nội hay bất kỳ nơi nào khác, tùy vào cảm nhận và khẩu vị mà mỗi người có những đánh giá riêng.
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 5
  
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 6
  
Phở vịt quay xứ Lạng trong lòng Hà Nội 7
 
Theo VnExpress

Giá rẻ so với mặt bằng chung hiện nay, nhưng số lượng thức ăn trong bát bún gà mọc không hề mang tính “tượng trưng”, thậm chí còn khá đầy đặn.

Cùng với phở, có lẽ bún từ lâu đã trở thành một trong những món ăn sáng quen thuộc của người dân Hà thành; bởi bún dễ ăn mà lại đủ chất, giúp bạn no căng, có thêm nhiều năng lượng cho cả một ngày dài học tập, làm việc vất vả. Có thể nói, không đâu các món bún lại đa dạng, phong phú như ở Hà Nội; nào là bún riêu, bún ốc, nào là bún ngan, bún sườn… - mỗi loại mang trong mình một hương vị hết sức khác biệt. Riêng hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn món bún gà mọc thơm ngon của vùng đất nghìn năm văn hiến này!
Nhìn từ bên ngoài, quán bún trông khá rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ; lại nằm ngay trên mặt phố Tuệ Tĩnh (đoạn kẹp giữa phố Bùi Thị Xuân và phố Bà Triệu) lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Tưởng chừng như với cửa hàng có phần rộng lớn và địa thế thuận lợi như thế thì giá thành của món ăn tại đây sẽ không thể không “chát”, ấy vậy mà mỗi bát bún gà mọc của quán lại chỉ có 20.000đ - tương đối “mềm mại” so với mặt bằng chung hiện nay.

  
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 2
  
Dù có giá tương đối rẻ nhưng không phải vì vậy mà chất lượng của bát bún gà mọc phố Tuệ Tĩnh bị giảm sút. Bên cạnh thành phần không thể thiếu là bún, một bát bún của quán vẫn có đầy đủ thịt gà, hai loại mọc (mọc trắng và mọc đen - có kèm mộc nhĩ, nấm hương cắt nhỏ bên trong), hành lá, giá trần cùng một chút măng. Đặc biệt, số lượng thức ăn trong bát không hề mang tính “tượng trưng”; đơn cử như một bát bình thường cũng có đến 6 - 7 viên mọc - chính điều này đã khiến cho các thực khách cảm thấy vô cùng thích thú.
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 3
  
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 4
  
Theo lời của những người thường xuyên ghé quán thì bún gà mọc Tuệ Tĩnh khá ngon, nước dùng tương đối vừa miệng, hài hoà; cảm giác khi được vừa gắp những miếng bún vừa nhâm nhi một chút nước dùng thì vô cùng tuyệt vời và dễ chịu. Thịt gà luộc trong bát cũng không quá bở; mọc thì mềm mềm, có vị thơm của nấm hương, sần sật đặc trưng của mộc nhĩ; măng được làm vừa phải, không bị quá dai hay quá nhũn.
Bạn có thể gọi thêm một bát tiết và trứng non trần ăn kèm với bún; bởi món này cũng được coi là “đặc sản” của quán, nhất là khi kết hợp thưởng thức cùng với nhau sẽ tạo cảm giác rất thơm ngon và “đúng điệu”. Ngoài ra, quán cũng phục vụ cả miến, phở bò cho những ai có nhu cầu, tuy nhiên món bún gà mọc vẫn được các thực khách ưa chuộng hơn cả.
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 5
  
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 6
  
Hà Nội: Bún gà mọc 20.000 tuyệt ngon phố Tuệ Tĩnh 7
  
Mặc dù mở hàng đến tận trưa nhưng quán vẫn chủ yếu phục vụ cho các bữa sáng nên quẩy, tiết hay trứng non… thường hết rất sớm. Vì vậy, nếu muốn được thưởng thức đầy đủ, bạn hãy đến quán trước giờ ăn trưa nhé!
Một bát bún gà mọc Tuệ Tĩnh không quá “bự”, tuy vậy nhưng với giá thành cùng chất lượng khá ổn thì quán bún này cũng đáng để các bạn thường xuyên lui tới đấy chứ!

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Mùa sấu đã vào độ. Những mẻ sấu tươi ngon đã được hái xuống, bày bán rất nhiều trên các con phố của Hà Nội. Các bà, các mẹ, các chị khéo tay, hay lam hay làm, mau mau trổ tài nấu nướng của mình với loại chua chua, giòn giòn vô cùng hấp dẫn này đi nào.

Chuẩn bị nguyên liệu chế biến món vịt om sấu:
- 1 con vịt đã làm sạch khoảng 1kg -1,2kg
- 10 -12 quả sấu
- 0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
- 5- 6 củ hành tím
- 10 lá mùi tàu
- Muối, tiêu, hành, ớt sừng 1 quả ,gừng, nước mắm,1 củ tỏi, 5 củ sả

Nguyên liệu cho món vịt om sấu
Cách nấu vịt om sấu:
- Vịt xát rượu gừng cho bớt hôi, chặt miếng vừa ăn đừng chặt nhỏ quá. Nhớ cắt phần trên phao câu vứt bỏ.
- Hành, tỏi, sả xắt lát mỏng.
 
Ướp gia vị cho ngấm đều
- Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả) . Để 30 phút cho ngấm.
 
Khoai sọ cạo sạch
- Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5ph rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay
 
Cạo sạch vỏ sấu
- Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh
- Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
 
Cho vịt vào xào săn
- Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
- Cho sấu vào nồi đổ nước cho ngập thịt.
vịt om sấu 5 Cách nấu món vịt om sấu ngon mang hương vị truyền thống
Thả sấu vào nồi vịt
- Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
- Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi . Múc ra bát, ăn nóng.
vịt om sấu 6 Cách nấu món vịt om sấu ngon mang hương vị truyền thống
Rắc rau mùi lên nồi vịt om sấu
Mách nhỏ:
- Các mẹ có thể dùng nước quả dừa xiêm( khoảng 1 lít) để thay nước lạnh sẽ giúp món ăn ngon hơn.
- Có thể luộc riêng sấu dầm nát để rút ngắn thời gian
- Món vịt om sấu ăn kèm với bún rất ngon và nếu theo phong cách lẩu thì nên có thêm rau muống nhặt bỏ 70% lá và một số loại rau khác như cải cúc, nấm kim châm…
Chúc các bà, các chị, các mẹ thành công ^^
Cũng từ trái sấu, các bạn có thể làm món sấu ngâm cũng hấp dẫn vô cùng, là nước giải khát mang hương vị đặc trưng của Hà Nội

Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần khoảng 7-10 phút tùy vào lượng nếp nhiều hay ít là mình đã có món xôi ngon lành rồi. 


1. Xôi lá dứa:
- 300 gr nếp 
- Lá dứa xay cùng với nước lã. Lọc bỏ xác lá, lấy nước. Hoặc có thể dùng tinh dầu lá dứa. (Ở đây mình dùng tinh dầu lá dứa để ngâm nếp nên màu sắc đậm hơn)
- Chút xíu muối, đường
Thực hiện:
- Ngâm nếp cùng với nước cốt lá dứa qua đêm hoặc vài giờ để xôi có màu xanh đẹp mắt.
- Vớt nếp ra cho ráo, xả sơ lại nước lạnh.
- Cho nếp vào ô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước ngập xâm xấp mặt nếp. Cho xíu muối, đường vào trộn đều.
- Phủ kín bằng ni-long hoặc khăn giấy loại dày. Cho vào lò vi sóng bấm 4-5 phút. Lấy ra, dùng đũa trộn đều lên để xôi được chín đều.
- Cho tiếp vào lò vi sóng bấm tiếp khoảng 3-5 phút nữa. Lúc này nếu thấy xôi khô thì thêm xíu nước lã vào, bấm thêm 1 phút nữa. Hay xôi nhão thì không đậy khăn giấy hay bịch ni-long lên nữa, mà để vậy bấm thêm 1 phút là được.

2. Hấp đậu xanh: bằng lò vi sóng
- 150 gr đậu xanh không vỏ, vo sạch, ngâm qua đêm với nước lã cho đậu mềm.
- Chút xíu muối, đường.
Thực hiện:
- Cho đậu xanh, xíu muối, đường vào tô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước xâm xấp mặt đậu (lượng nước nhích lên mặt đậu gần 1/3 lóng tay). Phủ lên tô đậu 1 lớp ni-long hoặc khăn giấy loại dày.

Mách nhỏ: Lượng đậu cao khoảng 1/3 của tô để khi nấu trong lò vi sóng, đậu sẽ không bị trào ra ngoài. Khi đậu chín, nếu nhão thì không cần phủ ni-long hay khăn giấy nữa, cho lại vào lò vi sóng bấm 1 phút là đậu sẽ có độ ẩm vừa ý.
- Cho tô đậu vào lò vi sóng, bấm 4-5 phút. Lấy ra khuấy đều, bấm thêm 3-4 phút nữa là đậu chín tùy vào lượng đậu ít hay nhiều mà thời gian nấu sẽ chênh lệch. Với cách nấu này, thỉnh thoảng mình cũng làm chè đậu xanh đánh vừa ngon và mau có ăn nữa.
Còn đây là 2 loại xôi mình nấu bằng lò vi sóng. Xôi đậu phộng thì mình luộc đậu phộng đêm hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc cho đậu phộng vào khi xôi gần chín, bấm vài phút là được.
Chúc các bạn ăn ngon.

Cá, nấm và tôm là những thực phẩm rất phổ biến và được sử dụng thường xuyên. Vào dịp cuối tuần, bạn hãy "xuống tay" mua những nguyên liệu này về và chế biến thành những món ngon cho gia đình bạn.


Nguyên liệu:
 
- 500g xương ống heo
 
- 1/2 con gà, 50g mỗi loại
 
- Nấm hương, nấm trắng, nấm bào ngư, nấm rơm
 
- Muối, hạt sen, hạt nêm, gừng thái lát
 
Cách làm:
  • 1.Xương hầm lấy nước dùng
  • 2. Xào gừng thơm
  • 3. Cho gà chặt miếng vuông và nước dùng, đến khi hầm gà mềm thì tiếp tục cho nấm hương, gia vị và các loại nấm vào.
  • 4 .Món này ăn nóng với nước mắm mặn.
Design by Hao Tran -